Việt phục - Niềm tự hào cho con người dòng dõi Lạc Hồng.
YEUSUVIET - Trang phục và tiếng nói là một trong hai yếu tố tạo nên bản sắc của một Dân tộc, một Quốc gia. Từ trang phục, có thể nói không ngoa rằng, cả một nền triết học của Dân tộc có thể được khắc họa một cách đậm nét hoặc diễn tả đơn sơ và sâu sắc. Ngoài ra, từ trang phục sẽ tạo nên sự khác biệt trong rất nhiều lĩnh vực của một quốc gia này với quốc gia khác. Việt phục - hay trang phục của người Việt chưa bao giờ bị xóa bỏ trong dòng lịch sử của dân tộc, đó là một điều chắc chắn. Nhưng trải qua những biến thiên và thăng trầm của lịch sử dựng ước, giữ nước và xây dựng đất nước, Việt phục của người Việt Nam chúng ta luôn có những sự thay đổi cho phù hợp với thời đại.
Bài liên quan
Nếu hỏi một cá nhân bất kỳ, ngẫu nhiên nào đó về việc đâu là trang phục truyền thống của người Việt Nam, thì họ - cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài, đều có thể khẳng định là Áo Dài! Điều đó không sai, điều đó chính xác nhưng sẽ cần nói kỹ hơn về câu trả lời đó đối với những người Việt Nam chúng ta! Những câu hỏi mang tính suy xét về nguồn gốc sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi về việc đâu là trang phục truyền thống của người Việt Nam, ví dụ như:
- Thời kỳ Hùng Vương, người Việt mặc trang phục gì?
- Trong thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt mặc trang phục ra sao?
- Rồi sau đó, khi Ngô Vương Quyền mở ra thời kỳ tự chủ vĩnh viễn của người Việt, chúng ta sẽ mặc trang phục như thế nào trong thời đại kỷ nguyên mới của dân tộc?
- Trong những thế kỷ từ Ngô - Đinh - Lê - Lý - Trần - Hậu Lê - Nguyễn cai trị đất nước, trang phục của 7 triều đại phong kiến Việt Nam liệu có giống nhau?
Và quay lại câu hỏi nêu trên, từ Thời đại Hùng Vương cho đến thời kỳ Nhà Nguyễn trị vì, chúng ta đều mặc Áo Dài hết hay sao? Dĩ nhiên, đây không phải câu hỏi để thách đố bạn đọc suy nghĩ trả lời, mà câu hỏi này, kết hợp câu hỏi ở trên và những câu hỏi gạch đầu dòng trên đây, để đưa ra một cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn dành cho riêng người Việt Nam - không dành cho người nước ngoài, về việc trang phục truyền thống của người Việt Nam là gì?
[ADS] THẾ GIỚI DEAL.COM
Tuy nhiên, khái niệm "trang phục Việt Nam truyền thống" không gói gọn trong từng chiếc áo, chiếc quần bận trên người mà bao gồm tất cả những gì một người Việt Nam mang trên mình. Do đó, sẽ bao gồm cả giày dép mang dưới chân, khăn hay nón, đồ trang sức mang trên đầu, cả những trang sức mang trên người tùy theo một loại trang phục nhất định. Hơn nữa, chúng ta biết rằng, trong xã hội hiện đại, gần như tất cả mọi người khi mang trang phục trên người sẽ đề cao tính tiện lợi, phù hợp hoàn cảnh và đôi khi cần thật sang trọng. Thời kỳ Việt Nam xưa cũng thế, nhưng khắt khe về trang phục hơn nhiều vì Việt Nam vẫn là một xã hội Nho giáo.
Ví dụ như trước thời Bắc thuộc, có sách ghi người Việt mặc áo cài bên trái. Kể từ thời tự chủ thế kỷ thứ 10 trở đi thì áo người Việt đại thể có ba loại căn cứ theo cách cắt cổ áo:
- Áo giao lĩnh - tràng Vạt: phía trước cổ là vạt bên trái buộc chéo sang nách áo bên phải. Áo Giao Lĩnh xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, có lẽ vào khoảng thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất trong thời Đông Hán, sau khi Mã Viện đánh bại khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sách An Nam chí lược của Lê Tắc đời Trần có chép về chi tiết nhỏ này trong ghi chép Uy Vũ miếu, chuyện của hai vị Phục Ba ở Lĩnh Nam (tức chỉ Việt Nam), ghi rằng: "Nhà Hán có hai ông Phục Ba đối với dân Lĩnh Nam đều có công đức. Ông Phục Ba trước là Bì Li Lộ Hầu, ông Phục Ba sau là Tân Tức Mã Hầu [...] nếu không phải Tân Tức (hầu) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ". Trải qua nhiều thế kỉ biến động, đến tận thời kì nhà Nguyễn, loại áo Giao Lĩnh vẫn tồn tại với vị trí độc tôn với vai trò là dạng thức của các áo lễ phục cao quý, dù áo Ngũ Thân cổ đứng đang chiếm thế thượng phong. Có thể nói, loại áo này mới chính là "áo cổ truyền" chuẩn theo ý nghĩa đối với người Việt vậy.
- Áo trực lĩnh: áo cổ thẳng nói chung, bao gồm cả tràng vạt; bổ long
- Áo viên lĩnh, hay bàn lĩnh: cổ áo cắt tròn ép sát vòng cổ, cài bên phải.
Áo giao lĩnh. Nguồn: Nam Văn Hội Quán |
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Hay trong Thời Trịnh Nguyễn phân tranh thế kỷ 18, chúa Nguyễn Võ Vương ở Đàng Trong có sắc quy định y phục trong Nam, nhất là lối ăn mặc của phụ nữ, bỏ váy mà mặc quần, còn áo thì cài khuy, bỏ lối thắt vạt. Đàng Ngoài thuộc chúa Trịnh thì vẫn giữ áo tứ thân buộc vạt. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12. Áo tứ thân hình dạng tương đồng với áo Bối Tử thời Tống.
Hoặc trong thời Nguyễn, đàn bà phía nam sông Gianh kết tóc cài trâm, phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn trắng. Hôn lễ thì kết kim ước phát. Đàn ông thường búi tóc, búi tó to được cho là đẹp. Khăn là một mảnh vải gồm 12, 13 vuông vải bằng nhiễu hay lượt khâu lại thật dài dùng quấn quanh đầu, giữ búi tóc cho chặt. Người đội khăn quấn năm hay bảy vòng. Số năm tượng trưng cho ngũ thường và số bảy là bảy vía của người đàn ông. Thế kỷ 20 ta chế khăn đóng sẵn, gọi là khăn đóng hay khăn xếp.
Người Nam Bộ dùng gấu áo ngắn (che đũng quần), xẻ hai bên hông, gọi là áo bà ba. Ra ngoài mặc áo ngũ thân. Đàn bà Bắc Bộ mặc váy, buộc nhuyễn (thắt lưng) và ruột tượng. Ở nhà có khi chỉ mặc yếm. Ra ngoài mặc áo tứ thân hay áo ngũ thân. Về màu sắc thì người dân quê làm ruộng, quần áo hay nhuộm màu nâu hay đen, chỉ những khi nhàn nhã mới mặc màu bạch hay màu tươi như yếm màu hồng, màu đào. Đàn ông mặc quần lá tọa. Quần này may sâu đũng để có thể kéo cạp quần lên cao hay xuống thấp để cho ống quần dài hay ngắn tùy ý; cạp quần buông loà xòa, buộc bằng thắt lưng ở bụng.
[QC] THẾ GIỚI DEAL.COM
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, khi những bộ phim lịch sử Việt Nam ra rạp và nhiều nhất vẫn bị soi mói, đánh giá thấp về mặt trang phục không khác biệt so với văn hóa Hoa Hạ chính là một trng những vấn đề xuất phát từ việc người Việt Nam chúng ta hôm nay biết gì về trang phục Việt Nam trong dòng lịch sử đã qua? Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tính đến năm 2024, phong trào cổ vũ Việt phục bắt đầu được xã hội đón nhận và quan tâm nhiều hơn. Trong tác phẩm "Ngàn năm áo mũ" của tác giả Trần Quang Đức, một lịch sử Việt Nam về trang phục đã được trình bày cho tất cả người dân Việt Nam trong xã hội biết được một hai ngàn năm trước người Việt đã mang trang phục như thế nào?
Ngoài ra, những cửa hàng Việt phục bắt đầu xuất hiện ở một vài nơi với vị trí thu hút nơi các thành thị lớn hoặc trong các trang thương mại điện tử chính là một phần thể hiện ý chí của những người trẻ Việt Nam hôm nay muốn tìm về, muốn đề cao và nhấn mạnh tinh thần dân tộc qua từng trang phục, trang sức mang trên người. "Tiếng Việt còn, nước ta còn" đã được gìn giữ suốt trăm năm qua cùng bao thăng trầm dâu bể, thì nay đến "trang phục Việt, bản sắc Việt" tiếp tục mang đến cho chúng ta thêm lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc thể hiện trên từng nếp áo, từng nếp xếp. Chỉ có luôn thể hiện một tinh thần như thế, chúng ta mới luôn luôn có một tinh thần dân tộc độc lập - tự chủ - tự cường mạnh mẽ trong từng người trẻ chúng ta hôm nay!
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét