Từ Khúc Tiên Chủ đến Lý Thái Tổ - Trăm năm định quốc.
YEUSUVIET - Trong lịch sử Việt Nam, luôn xuất hiện những thời kỳ mang tính bước ngoặt lịch sử, tạo nên những chuyển biến hết sức quan trọng và mang tính quyết định cho cả một lịch sử lạu dài về sau. Những sự kiện đó tuy xuất hiện vào một mốc thời gian cụ thể nhưng lại cần đến một quá trình vài chục năm để hình thành. Cũng giống lịch sử đất nước chúng ta trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều sự kiện diễn ra nhưng lại không tạo nên được bước ngoặt cho lịch sử dân tộc; thì đến giai đoạn từ năm 906 tới 1010, lại là một giai đoạn mở ra thời kỳ mang tính quyết định hất cho lịch sử Việt Nam: Thời kỳ định quốc.
Bài liên quan
Năm 906, Khúc Tiên Chủ tiến vào thành Đại La
Khúc Tiên Chủ là danh hiệu đời sau dành tặng cho Khúc Thừa Dụ (830 - 907). Ngài là một hào trưởng có thế lực và hùng mạnh ở vùng đất nay thuộc tỉnh Hải Dương. Nhiều câu chuyện huyền thoại và dã sử ghi chép lại cuộc đời ngài với tài năng cơ trí từ thuở bé, như câu chuyện về cuộc chọi trâu 3 lượt của hai làng. Tuy nhiên, xuyên suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến năm 906 khi tiến vào thành Đại La, chính sử không ghi lại nhiều thông tin của ngài. Mặc dù vậy, sự kiện quan trọng nhất vẫn là việc Khúc Thừa Dụ đã nắm bắt được thời thế, sử dụng khả năng của chính mình để gầy dựng những nền móng cho nền tự chủ của đất nước.
Dù cho từ hôm nay nhìn lại, sự kiện năm 906 khi Khúc Tiên Chủ tiến vào thành Đại La và tự mình xưng tước Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ là sự kiện mang tính "nền móng" để chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, nhưng trong những hàng trăm năm trước đó, cha ông chúng ta còn làm được nhiều hơn thế... Điều này để nói lên rằng, Khúc Tiên Chủ đã có ý chí tự chủ to lớn cho dân tộc trong thời kỳ nhà Đường đang rối loạn và không phải ai cũng có thể làm được như ngài đã làm, nhưng sau đó thì sẽ ra sao? Các triều đại phong kiến Trung Hoa dù có loạn rồi cũng sẽ bình, cũng sẽ lại quay sang lấy lại Giao Châu mà họ tự cho là của họ, lúc đó chúng ta sẽ làm như thế nào để bảo vệ nền tự chủ của mình?
Những trăn trở của thời đại đó thật sự rất có căn cứ và rất chính xác. Vì sau khi chỉ giữ chức Tiết độ sứ được một năm, từ năm 906 đến năm 907, Khúc Tiên Chủ qua đời và người con tiếp nối của mình là Khúc Hạo lên giữ vị trí này.Theo Việt Nam sử lược, Khúc Hạo lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại, sửa sang việc thuế má, việc sưu dịch và lại cho con là Khúc Thừa Mỹ sang sứ bên Quảng Châu, tiếng là kết hiếu với nhau, nhưng cốt để dò thăm mọi việc hư thực. Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền nghiệp lại cho con là Khúc Thừa Mỹ.
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Đến thời kỳ cháu của Khúc Tiên Chủ là Khúc Thừa Mỹ, bóng ma Bắc thuộc hiển hiện hơn bao giờ hết. Nền tự chủ non trẻ chỉ mới kéo dài được hơn mười năm, trải hai đời Khúc Tiên Chủ và Khúc Trung Chủ, thì đến thời kỳ Khúc Thừa Mỹ đã nhanh chóng sụp đổ. Năm 930, sau những chính sách nội trị mất lòng dân và sai lầm trong ngoại giao với ước lớn, Khúc Thừa Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nam Hán và Tĩnh Hải quận lại thuộc quyền cai trị của Nam Han, do Lý Tiến làm Tĩnh Hải quân. Thời cuộc nhanh chóng đổi tàn, cơ nghiệp Khúc Tiên Chủ gầy dựng nhanh chóng tiêu tan, như chính những lời ca than mà ngài từng viết trong những năm 907 trước khi qua đời:
Bài thơ "Than thở thế sự" của Khúc Tiên Chủ
Hôm nay nhìn lại có gì vui?Muôn việc từ xưa luống ngậm ngùi.Đời trước, từng than tiền là chúa,Bia cao ghi thói xấu lòng người.Đường quan mấy kẻ xứng phụ mẫu?Đúng sai khó định chuyện thế thời.Phùng Vương thuở trước nêu gương sáng,Cung khuyết trăm năm mấy lở bồi.
Từ năm 906 đến năm 930 là 24 năm nền tự chủ của người Việt được xây dựng những nền móng đầu tiên rồi sụp đổ. 24 năm đó mang theo biết bao nhiêu hy vọng rồi lại vụt tắt của người Việt về một nền tự chủ, độc lập hoàn toàn. Tuy rằng có những lý do khác nhau để dẫn đến thất bại, nhưng quan trọng nhất vẫn là khát vọng tự do, tự chủ của người Việt vẫn chưa bao giờ bị dập tắt. Chính ngọn lửa cứ luôn cháy âm ỉ trong lòng người Việt đã như những ngọn đuốc chỉ còn chờ những đuốc mồi để rực sáng một lần và bất diệt, trường tồn mãi mãi.
[ADS] THẾ GIỚI DEAL.COM
1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long
Qủa thật, ý chí trường kỳ quyết tâm giành tự chủ của người Việt cuối cùng rồi cũng đến ngày bật tung bóng ma Bắc thuộc. Đó là khi dù trải qua một lớp lớp những sự kiện liên tục nối đuôi nhau từ năm 930 đến những ngày trước cuối năm 938, khi lịch sử dân tộc như đang chứng kiến một thời kỳ thăng trầm chưa từng có của đất Giao Châu trong đêm trường Bắc thuộc, hy vọng, thất vọng rồi lại hy vọng về một nền tự chủ hoàn toàn cho người Việt. Và rồi, giữa đêm trường của thấp thỏm lo lắng và không hy vọng đó, trận địa cọc trên sông Bạch Đằng do Ngô Vương Quyền dùng sức mạnh của lòng dân người Việt đóng chặt xuống lòng sông như ý chí quyết tâm cho một lần và mãi mãi giành lại non sông nước Nam cho người nước Nam. Nam Hán đại bại, giắc mộng đại Hán bị chôn vùi vĩnh viễn "dưới lòng sông sâu".
Sau hơn 30 năm từ 907 đến 938, những phép thử cần thiết để người Việt con cháu Hùng Vương tự khẳng định nền tự chủ của mình đã hoàn thành. Tự sức mình giành lấy nền tự chủ cho mình của Khúc Tiên Chủ, tự sức mình giành lấy quyền lực cai trị cho mình của Dương Đình Nghệ và tự sức mình bảo vệ Tổ quốc mình của ngô Vương Quyền. Nhưng vẫn còn những phép thử mang tính chất "đủ" còn lại để cho trọn vẹn "cần và đủ". Và nhanh chóng thôi, khi năm 944 Ngô Vương Quyền qua đời sau 5 năm, 13 ngày cai trị đất nước với danh xưng cũ Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đất nước nhanh chóng bước vào thời kỳ "Loạn 12 sứ quân" từ năm 944 đến năm 968. 24 năm loạn lạc này chính là phép thử đầu tiên cho yêu cầu "đủ" nói trên.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh - một trong 12 sứ quân, đánh bại sứ quân cuối cùng của Lữ Tá công Lữ Đường, thống nhất hoàn toàn vùng đất Giao Châu lúc bấy giờ. Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Tại đây phép thử đủ thứ hai đã hoàn thành, thời kỳ nội chiến chấm dứt bằng chính sức mạnh của người Việt đã khẳng định được sức mạnh trung ương tập quyền mà người Việt đang tự xây dựng cho mình. Tuy nhiên, những hạt chồi đầu tiên của triều đại mới dù đã vươn lên như việc Đinh Tiên Hoàng tự mình thành lập triều đại mới đã xong, nhưng để hạt chồi đó đủ mạnh mà đương đầu với sóng gió lại là một câu chuyện khó khăn khác.
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng qua đời, tính dài đến năm 1010 khi Lý Thái Tổ dời đô từ thành Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long, người Việt trải qua 31 năm tiếp theo mang tính bước ngoặt quan trọng hơn bao giờ hết của thời kỳ tự chủ về việc lấy sức mình bảo vệ đất nước mình. Vua Đinh qua đời, nội bộ triều đình rối loạn, đất nước đặt trước yêu cầu phải có người đủ tài năng để lãnh đạo đất nước, nếu không thì những bóng ma của thời kỳ hậu Lý Phật Tử, hậu Khúc Thừa Mỹ sẽ một lần nữa trở lại. Trong thời điểm then chốt đó, những nền móng tự chủ từ năm 906, những âm vang Bạch Đằng của năm 938 một lần nữa sống dậy với chiến thắng lần thứ 2 ngay trên chính sông Bạch Đằng với chính thế trận của những chiếc cọc nhọn, lần thứ hai nhấn chìm giấc mộng xâm lược và bành trướng Đại Hán xuống lòng sông sâu...!
Đất Việt của con cháu Hùng Vương qua khỏi cơn bĩ cực, ngàn năm Bắc thuộc như bóng đêm rồi cũng tan cho mặt trời tự do - tự chủ - độc lập chiếu sáng bất diệt trên một dãy non sông Việt! Trải qua muôn thăng tràm bể dâu, muôn phép thử tính đúng sai, cần và đủ suốt ngàn năm, cuối cùng chân lý vẫn mãi là chân lý, sông núi nước Nam vẫn là của người nước Nam. Năm 1010 dù là năm đánh dấu sự kiện dời đô, nhưng đó cũng là năm đánh dấu của triều đại đầu tiên kéo dài trăm năm của người Việt: triều đại Nhà Lý. Từ năm 906 đến năm 1010, đó là "Trăm năm định quốc" - khi trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ này, người Việt đã gần như sống trong những ngày tháng sôi động hơn bao giờ hết để viết rõ một lần và mãi mãi hai tiếng "Nước Nam" hai tiếng "Nước Việt" bên cạnh người khổng lồ phương Bắc.
[QC] THẾ GIỚI DEAL.COM
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét