CẦU NHỊ THIÊN ĐƯỜNG ĐƯỢC XÂY DỰNG TỪ MỘT HÃNG DẦU GIÓ…
YEUSUVIET - Cầu Nhị Thiên Đường cũ xây dựng từ năm 1925 bởi nhà thầu Vallois-Perret. Cầu bắc ngang kênh Đôi, nối liền trục giao thông từ Cần Giuộc về Sài Gòn. Cái tên của cây cầu này gắn với khá nhiều giai thoại. Thuở ấy, tại Sài Gòn có một nhà thuốc đã sản xuất ra loại dầu gió mang tên dầu Nhị Thiên Đường.
>>> Kênh YOUTUBE YÊU SỬ VIỆT <<<
>>> Xem thêm về Lịch sử Việt Nam sống động qua video clip <<<
Bài liên quan
[ADS] THẾ GIỚI DEAL.COM
Cái cầu Nhị Thiên Đường cổ ở quận 8 đã bị đập nát. Cái cầu có số tuổi hàng ông cố tui, gắn liền với tâm tư tình cảm của dân Quận 8-Cần Giuộc-Cần Đước-Gò Công.
Còn nhớ hồi còn nhỏ xíu, bà ngoại tui nắm tay tui dắt về Sài Gòn đi bộ qua cây cầu nầy, tui nhớ từng cái trụ đèn, cái song sắt, cái bậc thang từ trên cầu xuống đường Phạm Thế Hiển.
Cây cầu xây năm 1925 và là cây cầu hiếm thời Pháp, lúc đó cầu của Pháp chủ yếu là cầu sắt, ai dè cầu Nhị Thiên Đường được đổ bê tông và có nhịp rất cao, cây cầu trùm lên trên đường Nguyễn Duy và Phạm Thế Hiển.
Khi xưa lúc Sài Gòn chưa có cầu vượt kiểu cạn thì đứng trên cầu Nhị Thiên Đường dòm xuống Phạm Thế Hiển giống như đứng trên nhà lầu vậy.
Vì cao quá mà mấy ông Ba Tàu hay ra giữa cầu nhìn trời bắt độ mưa nắng.
Cây cầu mang tên tiệm thuốc bắc và dầu gió Nhị Thiên Đường của người Tàu. Cái hãng dầu Nhị Thiên Đường không có cửa hàng nào gần đó, trụ sở nó nằm ở tại số 47 Rue De Canton bên Chợ Lớn lận.
Năm 1925, chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường đã đề xuất với chánh quyền tỉnh Chợ Lớn tài trợ xây cây cầu bê tông qua Kinh Đôi nên cái tên cầu là Nhị Thiên Đường cũng dễ hiểu.
Xem thêm bài viết khác về cầu Nhị Thiên Đường tại đây. |
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Dòng họ tui có người bà lấy Tàu ở dưới chưn cầu mé Nguyễn Chế Nghĩa, rồi có một ông bên Chánh Hưng nên đi lên cầu thường thường tẻ hai, qua dốc bên kia hoặc xuống đường Phạm Thế Hiển.
Thập niên 80 khu vựa vịt, bến xe Ký Thủ Ôn, Lộ Đá Đỏ, tới chưn cầu Nhị Thiên Đường, Phạm Thế Hiển còn đồng ruộng nước lúp xúp minh mông, mả lạng nhị tì lúp xúp.
Mà cái khu dưới chưn cầu mé bên kia Xóm Củi là xóm Tàu Quảng Đông nhiều lắm, ra vô cái hẽm cứ nghe xổ tiếng Tàu, khét khét mùi thuốc bắc. Rồi họ mần vịt phơi khô gọi là xà lỉn hay xì pỉn treo trên nóc nhà đỏ lòm đỏ loét.
Mấy ông phì lũ Tàu bụng phệ cứ đi khệnh khạng phun khạc phèo phèo, có đám đổ xí ngầu ngồi từ sáng sớm tới tối thui.
Người trẻ bây giờ chắc không biết cầu Nhị Thiên Đường trước đây còn được gọi là Cầu Mới hoặc cầu Chợ Lớn mới đâu hén?
Nhới hồi xưa, bà sáu dắt tui từ bến xe Ký Thủ Ôn ra đường kiếm xích lô trở vô, bà nói với xích lô: ”Chở qua bên kia dốc cầu Chợ Lớn mới”. Nếu ông xích lô già sẽ biết và im lặng chở đi, còn ông trẻ hoặc mới tới thì ..há cái mỏ nhọn ra á khẩu là vì bên Chợ Lớn mới tức chợ Bình Tây còn ..có cái cầu nào?
Nói chung ông bà sơ, ông bà cố, ông bà ngoại, cha mẹ và tui – nguyên dòng họ - đã đi trên cây cầu Nhị Thiên Đường này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét