Tôn giáo trong lịch sử Việt Nam rất khác với Châu Âu. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Tôn giáo trong lịch sử Việt Nam rất khác với Châu Âu.

Share This
 Nếu Công giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành không tách nhau ra, Châu Âu với Nhà nước vẫn thuộc Nhà Thờ!?
Tôn giáo trong lịch sử Việt Nam rất khác với Châu Âu.

YEUSUVIET - Mối liên quan giữa thế lực chính trị và thế lực tôn giáo, giữa Nhà nước và Nhà thờ, đặc điểm của lịch sử châu Âu, rất xa lạ với văn hóa của [Việt Nam] ta. Chiến tranh tôn giáo và nguyên tắc "vua nào đạo nấy" vừa là hiện thân của tính bất khoan dung vừa lẫn lộn tôn giáo với chính trị, thần quyền với thế quyển. Nhắc lại sơ lược lịch sử như thế [Chương 1] để thấy rằng khoan dung tôn giáo là chuyện không thể tưởng tượng được ở châu Âu ngày trước. 

Tôn giáo trong lịch sử Việt Nam rất khác với Châu Âu.

Bài liên quan

Ý nghĩ về đa tổn tôn giáo đối nghịch ngay từ trong bản chất với nguyên tắc "vua nào đạo nấy". Nguyên tắc đó xem đa tồn tôn giáo như mối đe dọa thống nhất dân tộc, làm suy yếu quốc gia, đưa đến hỗn loạn, vì dân chúng chỉ có thể được xem là trung thành nếu cùng tin ở một tôn giáo với vua chúa. Ngay cả ý nghĩ sự thật có thể không phải là duy nhất cũng vô lý đối với các tôn giáo châu Âu ngày trước: sự thật thì chỉ có một thôi, mà khổ thay, Công giáoTin LànhChính thống, ai cũng nghĩ mình nắm trong tay một sự thật ấy. 

Bởi vậy, một trong những đòi hỏi của các triết gia "khai sáng" là tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị, giải phóng Nhà nước ra khỏi Nhà thờ. Điều mà Âu Mỹ gọi là sécularisation (tạm dịch là thế tục hóa) là kết quả của đòi hỏi đó. Đây là một tiến trình đặc biệt quan trọng trong lịch sử Âu Mỹ (nhất là châu Âu) mà ta không cần biết, nhưng ta phải biết để đừng lấy râu ông nọ cắm vào cằm bà kia, nghĩa là đừng nhìn vấn để tôn giáo ở ta qua kinh nghiệm của châu Âu. Ở châu Âu, tôn giáo đã từng thống trị Nhà nước lẫn xã hội, đè bẹp cả hai, cho nên cả hai phải vùng lên để giải phóng; ở ta, tương quan giữa tôn giáo và chính trị khác hẳn trong lịch sử, chưa bao giờ có tranh chấp gay gắt nếu không muốn nói là bao giờ cũng cùng suy cùng thịnh, cùng tổn cùng vong. Châu Âu phải cần tư tưởng "hiện đại" để đi đến "thế tục hóa"; ta không cần. 

Tôn giáo trong lịch sử Việt Nam rất khác với Châu Âu.
Đòi hỏi thế tục hóa - tách tôn giáo ra khỏi Nhà nước - liên quan trước hết đến các nước Công giáo - từ đây tôi gọi là Cơ Đốc. Trên nguyên tắc, đòi hỏi này cũng liên quan đến các nước Tin Lành, vì nguyên tắc "vua nào đạo nấy" đương nhiên cũng có tính cách lẫn lộn hai lĩnh vực với nhau. Huống hồ một số nước Tin Lành ở châu Âu cho đến nay vẫn lấy tôn giáo này làm quốc giáo. Tuy nhiên, hình thức quốc giáo không ngăn cản các nước này tôn trọng thực sự tự do tôn giáo của mọi công dân.

Thế tục hóa tiếp diễn với tiến trình giải phóng xã hội ra khỏi thống trị của Nhà thờ. Ngày trước, ở châu Âu, không phải chỉ chính quyền lệ thuộc tôn giáo ("quân chủ thần quyền"), cả văn hóa, tri thức, cho đến đời sống hàng ngày cũng nằm dưới ảnh hưởng của Nhà thờ. Dần dần, từng lĩnh vực xã hội, từng mảng hoạt động xã hội, thoát ra khỏi ảnh hưởng của tôn giáo: kinh tế, luật pháp, y tế, văn hóa, giáo dục... trở thành những lĩnh vực độc lập, tự chủ. Không phải dân gian truất phế tôn giáo đâu. Cũng không phải Thượng đế đã bay tuốt lên trời, trả lại mặt đất cho con người. Hoạt động xã hội dưới mặt đất cần phải độc lập, tự chủ, đi vào chuyên môn, chuyên ngành, để thích ứng, để tiến bộ, để "hiện đại". 

Tôn giáo trong lịch sử Việt Nam rất khác với Châu Âu.

Thế tục hóa là tiến trình đưa tôn giáo ra khỏi lĩnh vực công, cả Nhà nước lẫn xã hội, để khoanh vùng lại trong lĩnh vực tư, nghĩa là trong đời sống tinh thần của cá nhân. Ở bất cứ chỗ nào công cộng, chỗ nào mà dân gian sinh sống và làm việc, Thượng đế được mời gọi đừng để lại tên và dấu vết gì liên quan đến Ngài. Gần đây, ở Pháp, trường học không chấp nhận học sinh mang một dấu hiệu tôn giáo gì quá lộ liễu khi bước vào sân trường: khăn trùm Hồi giáomũ trên chỏm Do Thái giáo, thánh giá Thiên Chúa giáo...

Quá trình thế tục hóa diễn ra trong tất cả các nước phương Tây, nhưng mỗi nơi mỗi khác: Mỹ không giống châu Âu, các nước có văn hóa Tin Lành không giống các nước có văn hóa Cơ Đốc, và ngay giữa các nước cùng văn hóa Cơ Đốc tình trạng cũng không giống nhau. Dưới đây, chỉ xét hai kinh nghiệm nổi bật nhất, kinh nghiệm của Pháp và kinh nghiệm của Mỹ, một đằng là va chạm bạo lực, một đằng là hợp tác cộng sinh.

Trích trong sách "Tôn giáo và xã hội hiện đại" của GS. Cao Huy Thuần (1937 - 2024)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (365) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (99) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)