70 năm Hiệp định Genève 21/7/1954 - 21/7/2024 - Khát vọng Hòa bình, Độc lập và Thống nhất của người Việt Nam. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

70 năm Hiệp định Genève 21/7/1954 - 21/7/2024 - Khát vọng Hòa bình, Độc lập và Thống nhất của người Việt Nam.

Share This
70 năm Hiệp định Genève 21/7/1954 - 21/7/2024 -  Khát vọng Hòa bình, Độc lập và Thống nhất của người Việt Nam.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam, lễ hội Việt Nam, gạc ma 1988, hiệp định genève 1954


YEUSUVIET - Trong lịch sử Việt Nam, Thành phố Geneve (Thụy Sĩ) có lẽ là địa điểm quốc tế mà rất nhiều thế hệ người Việt Nam trước năm 1954 mong muốn xuất hiện và được biết, đơn giản - nhưng đầy gian truân, đó là thành phố đầu tiên của thời kỳ hiện đại chứng kiến giây phút lịch sử mang đầy hy vọng về một nền hòa bình và độc lập của người Việt Nam. Ngày 21/7/1954 - 2 tháng sau ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, hội nghị về hòa bình tại Đông Dương diễn ra tại Geneve, với phần thắng thuộc về dân tộc Việt Nam - dẫu rằng những nhà Lãnh đạo Việt Nam đã cố gắng chấp nhận phương án "Vĩ tuyến 17" và tạm thời phân tách hai miền Bắc - Nam trong 02 năm để chờ ngày Tổng tuyển cử...

Bài liên quan

Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 nhằm mục đích ban đầu để bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận. Với những mốc thời gian này, chúng ta có thể nhận thấy ngày Hội nghị Genève khai mạc cũng chính vào thời điểm diễn biến trận chiến Điện Biên Phủ diển ra ngày càng ác liệt, vòng vây quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày càng xiết chặt chảo lửa Điện Biên và khát vọng hòa bình, độc lập của người Việt Nam một lần nữa lại rực cháy, lại bừng lên dữ dỗi và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Vì chỉ có thắng, thắng và thắng tại Điện Biên Phủ, người Việt Nam mới có đủ tiếng nói mạnh mẽ và quyết định trên bàn đám phán cách mình hơn nửa vòng trái đất.

Với trận chiến tại Điện Biên Phủ, chỉ huy mới của quân Pháp, tướng Henri Navarre đối đầu trực tiếp với Tổng tư lệnh Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là cuộc đối đầu của hai đại tướng với những cái "bẫy" do mỗi bên nhận định để giăng ra nhử đối phương. Diễn biến và kết quả sau đó là một phần lịch sử bất tử của trang sử vàng người Việt Nam giữ nước Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung lực lượng chính quy gần như là tất cả của mình - nhưng lực lượng dân công khổng lồ tham gia chiến dịch như thể hiện cho ý chí và lòng yêu nước của người Việt Nam hun đúc qua bao thế kỷ trải dài từ Bạch Đằng năm 938 nay tiếp tục Sống Dậy một lần nữa khi hồn thiêng Sông Núi Nước Nam hiệu triệu!

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam, lễ hội Việt Nam, gạc ma 1988, hiệp định genève 1954
Đại diện của Pháp là Brigadier-General Delteil và đại diện của Việt Nam là Tạ Quang Bửu ký Hiệp định về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam. Ảnh: Đà NẵngOnline
Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 16000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương.

Những thắng lợi trên chiến trường đã khẳng định cho quyết tâm phải giành lại độc lập và quyền tự chủ cho người Việt Nam bằng mọi giá. Với nhiều người, nhiều sử gia, nhiều chuyên gia, nhiều nhà phân tích... người ta có thể thấy cái "giá" mà người Việt Nam chấp nhận đó quá đắt. Nhưng khi chính người Việt Nam nhìn lại dòng lịch sử của mình, với 1.000 năm Bắc thuộc, với bao nhiêu năm kháng chiến xen lẫn những năm tháng hòa bình ít ỏi, nhưng cha ông chúng ta chưa bao giờ thôi từ bỏ khát vọng Hòa bình - Độc lập - Tự do thì chẳng có cái "giá" nào là đắt với khát vọng cháy bỏng của người Việt Nam tự hào mang trong mình dòng máu Con Rồng Cháu Tiên.

Sau rất nhiều những đấu tranh, nhượng bộ và kiên quyết, Hiệp định Genève quyết định lấy Vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và thời hạn tuyển cử cho hai miền Việt Nam là 2 năm. Phía Việt Nam đã phải chấp nhận nhượng bộ rất nhiều nhưng có hai điều khoản phía Việt Nam cương quyết phải có đó là Tổng tuyển cử và giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia. Sau ngày Hiệp định Genève được ký kết, những cuộc Di cư của đồng bào miền Bắc vào Nam và những người lính tập kết đã diễn ra, những câu chuyện huyền thoại - có lẽ chẳng người Việt khao khát hòa bình nào mong muốn, lại phải được mở ra.
 
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam, lễ hội Việt Nam, gạc ma 1988, hiệp định genève 1954
Nam Bắc một nhà. Ảnh: Tuổi Trẻ
Sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương những tưởng chỉ một lần nữa cố gắng nhẫn nhịn, chịu đựng cho 02 năm nữa thôi, Tổng tuyển cử sẽ đến và Hòa bình - Thống nhất sẽ lại về như từng bị mất trước những ngày năm 1858... thì nay lại phải kéo dài đến gần 21 năm sau. Câu chuyện huyền thoại nào đó được nghe truyền kể cho nhau trong những người lính tập kết vợ chồng, cha con ly biệt nhau về hai ngón tay giơ lên để ước hẹn 2 năm nữa hẹn ngày đoàn viên - có ai ngờ lại đến những 20 năm. Nhưng không sao, chỉ có vận mệnh của chúng ta phải do chúng ta tự quyết, dù có hai năm hay hai mươi năm thậm chí nhiều hơn, người Việt cũng không bao giờ từ bỏ khát vọng của mình.

70 năm tròn nhìn lại, Hiệp định Genève năm 1954 là minh chứng hùng hồn nhất, mãnh liệt nhất và kiên quyết nhất đầu tiên của thời kỳ lịch sử Việt Nam hiện đại cho khát vọng Hòa bình và Độc lập của người Việt Nam. Để có được một hội nghị như thế, người Việt Nam đã phải tự quyết định vận mệnh của mình và người Việt Nam đã làm được. Dù rằng sau năm 1954, người Việt Nam phải mỏi mòn chờ đợi đến 21 năm sau để được tận hưởng niềm vui Thống nhất trọn vẹn nhưng dù có muộn - nhưng chắc chắn sẽ đến! Chỉ khi nào khát vọng của chúng ta còn, tình yêu Tổ quốc còn nhịp đập liên hồi trong tim, các thế hệ người Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ và kiên cường để tiến lên phía trước, vững vàng hơn và hiên ngang hơn!

YÊU SỬ VIỆT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)