Dạ cổ hoài lang - Bản tình ca bất hủ của Sử Việt về tình nghĩa phu thê. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Dạ cổ hoài lang - Bản tình ca bất hủ của Sử Việt về tình nghĩa phu thê.

Share This
 Dạ cổ hoài lang - Bản tình ca bất hủ của tình nghĩa Vợ Chồng.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam, lễ hội Việt Nam, gạc ma 1988

YEUSUVIET - Trong văn hóa miền Nam, đôi khi người ta hay ví von rằng, nếu đá là người miền Nam chính gốc, thì không thể không biết hai bài: một là Dạ cổ hoài lang và hai là Tình anh bán chiếu. Tất nhiên, ngoài hai bài hát này, nền cải lương - dân ca miền Nam vẫn còn rất nhiều bài hát kinh điển, trường tồn mãi với thời gian khác. Nhưng sở dĩ hai bài hát và đặc biệt là bài Dạ cổ hoài lang lại được đề cao như thế, vì những ca từ giản dị như tính cách mộc mạc của người Miền Nam và ý từ sâu đậm về tình nghĩa vợ chồng như cách bao gia đình miền Nam từng giờ chờ con nước lên.

Bài liên quan

Dạ cổ hoài lang ra đời vào đầu thế kỷ 20, thời kỳ Việt Nam thuộc Pháp, khoảng năm 1919 và tác giả là nhạc sĩ Cao Văn Lầu, nếu gọi theo văn hóa miền Nam, ông là "ông Sáu Lầu". Gốc tích ra đời của bài hát có nhiều ý kiến khác nhau trong nghiên cứu, có người bảo ông Sáu là tác giả, có người cho rằng của vị sư trụ trì pháp danh Nguyệt Chiếu vốn là một văn thân thất trận ẩn mình rồi cảm thơ và ông Sáu phổ nhạc... nhưng tựu chung lại, bản vọng cổ Dạ cổ hoài lang do nhạc sĩ Cao Văn Lầu là tác giả. Bài hát ra đời, xuất phát từ nỗi niềm đau thương của ông Sáu lúc ông khoảng 28 tuổi phải nghe lệnh mẹ mà để vợ mình đi nơi khác, nhằm để ông tìm vợ khác để sinh con... Xét về thời điểm lịch sử, lệnh của người mẹ cũng vì ông, vì gia đình, vì dòng dõi - nhưng với ông Sáu, đó là điều hết sức đau khổ.

Có người bảo ông soạn bài nhạc được đã hơn 20 câu theo hướng dẫn của thầy dạy nhạc trong lớp học, nhưng gặp cảnh vợ chồng phải ly biệt nên chẳng còn tâm trí soạn tiếp; người khác lại bảo khi đã phải ly biệt vợ rồi, ông sầu buồn mà cảm tác nên bài vọng cổ này... Trong tất cả các ý nghiên cứu khác nhau, tất cả đều thống nhất, bài ca cổ Dạ cổ hoài lang xuất phát từ chính tình nghĩa sâu nặng ông Sáu dành cho bà Sáu. Chính ý nghĩa sâu xa đó và trên tình cảm chất phác, thuần khiết đó mà phải chăng ông Sáu đã chỉ dành những lời ca rất mộc mạc đặc trưng trong ngôn ngữ miền Nam mà viết cho chuyện tình ngang trái của vợ chồng mình, như: tin nhạn, năm canh, luống trông, tàu khang, sum vầy...

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam, lễ hội Việt Nam, gạc ma 1988
Con người sinh ra có tổ có tông, có Tổ quốc trong tim và dòng dõi trong máu. Từ đứa trẻ thơ khờ dại, nhờ cha mẹ, gia đình hay cuộc đời dưỡng nuôi mà lớn lên thành người. Dẫu từng thời có quan niệm khác nhau về dựng vợ gả chồng, nhưng trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng và phải chung thủy một lòng cho đến răng long đầu bạc thì đời nào cũng phải có, phải giữ. Dạ cổ hoài lang khắc ghi từng tình cảm của người vợ "Vọng - phu vọng luống trông tin chàng" mỗi đêm như nói lên sâu sắc hình ảnh người phụ nữ Việt Nam không riêng gì miền Nam, một khi đã có chồng thì chỉ sắt son một lòng một nghĩa với chồng mình, chỉ có một mong mỏi "Đường dầu sa ong bướm, Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang" và chờ ngày đêm chỉ "Nguyện cho chàng Hai chữ an - bình an, Trở lại gia đàng Cho én nhạn hiệp đôi."

Còn với người chồng, người chồng trong nguyên mẫu văn hóa Việt Nam cũng là hình ảnh của một người quân tử trọn vẹn của Nho gia. "Nam nhi chi chí, nhân tại giang hồ thân bất do kỷ", là thân trai phải giữ tam cương: Vua - tôi, Cha - con, Vợ - chồng; phai nêu cao ngũ thường Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín và trên hết, phải tận trung báo quốc, nước non có chiến chinh thì không được quản ngại chinh chiến. Chính vì những đề cao quá lớn của xã hội - thời đại Nho giáo, người đan ông, người chồng phải gánh vác trách nhiệm rất lớn với Nước non và Gia đình. Thấu hiểu cho điều đó, người Vợ đã một lòng chung thủy thì người chồng cũng phải một lòng thủy chung để tình nghĩa phu thê được vẹn tròn. Chính bởi vậy mà bài ca cổ "Hoài lang" này đã được một người chồng cảm tác dành cho người thế tử của mình!

Nước non Việt Nam trải qua nghìn năm xây dựng và lưu truyền, người hôm nay sống hay người xưa từng sống suy cho cùng cũng là một hạt bụi nhỏ bé trong dòng chảy vô tận, bát ngát của thời gian. Nhưng dòng chảy dù có tuôn chảy, nhưng tinh thần, ý nghĩa của đời trước vẫn lưu truyền mãi cho đời sau là nhờ bởi những cá nhân đậm tình, đậm nghĩa như cụ Sáu Lầu - đã cảm tác thay cho một thế hệ về một trong những đề tài bất diệt, quan trọng nhất của một xã hội, một đất nước: tình nghĩa sắt son của Vợ Chồng! Khi nghe bài hát, từng ca từ và giai điệu nếu làm dâng lên trong mỗi chúng ta những xúc cảm sâu lắng dâng trào, đó là vì ý nghĩa thiêng liêng của tình nghĩa Vợ Chồng đang chạm đến từng ngỏ ngách trong tâm hồn chúng ta!

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam, lễ hội Việt Nam, gạc ma 1988
Lời bài ca Dạ cổ hoài lang:

Từ là từ phu tướng
Báu kiếm sắc phán lên đàng
Vào ra luôn trông tin nhạn
Năm canh mơ màng

Em luống trông tin chàng 
Ôi! Gan vàng quặn đau í i

Đường dầu sa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Đêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu

Vọng - phu vọng luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng

Chàng là chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắt cầm đừng lợt phai í ơ

Là nguyện cho chàng
Hai chữ an - bình an
Trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi.

Trailer phim Phượng Khấu - YÊU SỬ VIỆT

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (363) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (97) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (26) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)