Lê Thái Tổ Lê Lợi - Rửa hận mất nước, Đại Việt trường tồn..
YEUSUVIET - Năm 1416, mùa đông, giữa núi rừng Thường Xuân, Thanh Hóa, giữa tiếng thét vọng thấu trời xanh của dân đen, con đỏ Đại Việt dưới ách đô hộ Bắc thuộc lần thứ tư, 19 vị Anh hùng lập đàn thế tế lễ, quyết đánh đuổi giặc Ngô, giành lại bờ cõi nước Nam cho người Nam. Sử sách gọi cuộc thề hẹn đó là "Hội thề Lũng Nhai", do người Anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng đầu, xung quanh là những hào kiệt đầu tiên của cuộc "Khởi nghĩa Lam Sơn" huyền trọng trong lịch sử Việt Nam. Từ đó, hơn 10 năm trường kỳ gian khổ kháng chiến, Lê Thái Tổ Lê Lợi đã lãnh đạo quân dân Đất Việt giành lại quê hương của cha ông khỏi tay giặc phương Bắc.
Bài liên quan
Sinh năm 1385, Lê Thái Tổ có tên húy là Lê Lợi, được sinh trưởng trong gia đình hào trưởng tại đất Thanh Hóa ngày nay. Là người hào trưởng, khi lớn lê, Ngài có điều kiện về kinh tế để giữ vững cho bản thân cùng gia đình, nhưng dòng máu người Nam vẫn đến lúc phải sục sôi khi không thể bỏ ngoài tài tiếng than khóc của dân đen, con đỏ trong lửa giặc Minh hung ác. Khi Ngài 22 tuổi - năm 1407, vua tôi Nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhà Minh, vì không thể đoàn kết được sức dân trên dưới một lòng chống giặc. Đến năm 1414, các cuộc khởi nghĩa do Nhà Hậu Trần lãnh đạo bị dập tắt hoàn toàn, ách cai trị của giặc Minh chính thức bao trùm lên cả Đại Việt.
Trong những năm tháng đầu khi thế giặc còn mạnh, Lê Thái Tổ âm thầm nhẫn nhịn, chọn kế giữ mình để mưu chuyện dài lâu. Ngài âm thầm nuôi dụng những hào kiệt nước Nam mình biết hay tự tìm đến, bước đầu la đa phần con cháu Họ Lê của Ngài, sau trải ra thêm nhiều người trong cõi đất Việt. Quân Minh nhiều lần dò ý, Ngài dùng mưu kế khiến chúng không hay rồi âm thầm tiếp tục công việc của mình. Đến khi bọn tai mắt nghe ngóng được tình hình, biết chí Lê Thái Tổ chẳng phải loại thuồng luồng đầm sâu, nhưng là chí rồng đang ẩn mình trong đầm nước, quân Minh mới bắt đầu tìm cớ bắt ép. Bởi vậy, cuối năm 1416, Lê Thái Tổ công khai ý định phục quốc cùng 18 bầy tôi thân tín trong "Hội thề Lũng Nhai" để chuẩn bị con đường chinh phạt.
[ADS] THẾ GIỚI DEAL.COM
Lịch sử còn ghi lại câu chuyện hai nhân vật không kém phần đặc biệt tham gia vào Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Thái Tổ lãnh đạo, một người là dòng dõi cựu triều Họ Trần tức Trần Nguyên Hãn, người còn lại cũng thuộc bên ngoại Họ Trần, nhưng là mưu sĩ Nho học đến quân Minh cũng kính nể, tức Nguyễn Trãi. Tương truyền khi Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở kinh đô, quân Minh mấy lần chiêu dụ nhưng ông vẫn ẩn thân, bảo mình chỉ là kẻ dạy Nho thôn dã không màng thế sự nhưng lại âm thầm biết "Bình Ngô sách" để chờ ngày gặp minh chúa. Trong ngày tháng đó, dòng dõi Họ Trần là Trần Nguyên Hãn trong vai kẻ bán dầu, gánh trên vai lòng hận thù phục quốc, tìm đến Nguyễn Trãi và cùng đưa ra câu chuyện "dặm trường tìm minh chúa" nổi tiếng trong Sử Việt...
Trở lại với con đường phục quốc đầy gian khổ, sau này, trong bài tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã viết thay cho những lời tự sự của Lê Thái Tổ khi những năm tháng đầu phải hai lần trốn chạy quân giặc trên núi Chí Linh, phải giết ngựa trận nuôi quân qua cơn đói, phải nhờ tướng thân tín chết thay, phải lìa bỏ vợ, con vì nghiệp lớn, phải hạ mình hòa hoãn với giặc hung ác... như lời thơ rằng:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Kháng chiến chống giặc hùng mạnh mà quân không lương, bụng đói lấy gì để thắng? Thế giặc mạnh, binh hùng trăm vạn trải khắp đất Nam mà quân sĩ không có hàng, có đội thì lấy gì để đánh!? Lời thơ ngắn gọn nhưng quá súc tích để nói lên nỗi gian khổ của Bình Định vương trong buổi ngày dựng nghiệp.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớnTa gắng trí khắc phục gian nan.Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phớiTướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Trải qua những gian nan vất vả không tài nào tả xiết, Lê Thái Tổ vẫn một lòng không thay đổi trong chí hướng phục quốc: trời đất Nam phải của người Nam. Dù nhiều ý kiến lịch sử đánh giá năm 1424 khi Minh Thành Tổ băng hà, chính sách của Nhà Minh tại "Giao Chỉ" thay đổi gần như toàn bộ dưới thời người kế vị là Minh Nhân Tông, nhưng việc thay đổi từ "chính sách hà khắc" sang "chính sách mềm dẻo" vẫn là một mục đích muốn biết đất Nam của người Nam phải lệ thuộc hoàn toàn vào Nhà Minh. Do đó, tận dụng thời điểm Nhà Minh muốn nới lỏng và khéo vỗ về chiêu dụ, Lê Thái Tổ gấp rút chấn hưng binh mã, lương thảo để chờ ngày thích hợp lấy lại toàn bộ Đất Nam. Trong thời điểm đó, một vị tướng tên Nguyễn Chích đã đề ra một kế sách, mà người đời sau gọi là "Kế hoạch Nguyễn Chích" để nói lên tầm quan trọng của chiến lược ấy.[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông. Tôi đã từng qua lại Nghệ An nên rất thông thuộc đường đất. Nay hãy đánh trước lấy Trà Lân, chiếm cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Quan thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ.
Từ việc bỏ nơi địa bàn đất rừng hiểm trở cực kỳ có lợi cho kế hoạch phòng thủ, tận dụng cơ hội năm 1424 trong chính sách của Nhà Minh, Lê Thái Tổ nghe theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, tiến ra vùng đồng bằng Nghệ An, hạ các thành giặc đang chiếm đóng. Đầu tiên quân Lam Sơn tập kích đồn Đa Căng (nay thuộc xã Vạn Hòa - Nông Cống, Thanh Hoá). Tháng 11 năm 1424 quân Lam Sơn liên tiếp giành thắng lợi, hạ thành Trà Lân và tiến vào Nghệ An, sau đó đánh bại quân Minh ở Khả Lưu, Bồ Ải (tháng 5 năm 1425). Thành Nghệ An bị bao vây cô lập, quân Lam Sơn tiến ra đánh Diễn châu và Tây Đô (tháng 6 năm 1425). Nhân đà thắng lợi, tháng 8 năm 1425, Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn mang quân vào đánh chiếm đất Tân Bình và Thuận Hoá. Hai thành này cũng bị vây.
Trong vòng một năm 1424 - 1425, quân Lam Sơn từ địa bàn rừng núi chật hẹp, lẩn nấp đã công khai tiến ra giữa đồng bằng, dựng dinh, lập trận, đóng quân cự địch với giặc tại Đông Quan tức thành Thăng Long của Đại Việt. Sau đó, lịch sử đã ghi nhận những sự kiện dồn dập, bước ngoặt dẫn đến nhanh chóng kết thúc cuộc chiến chống Bắc thuộc lần thứ 4 chỉ cần trong 02 năm. Vương Thông được lệnh Minh Tuyên Tông qua làm Tổng binh Đông Quan lãnh đạo cuộc đàn áp tại Đại Việt. Vương Thông không thành công dẫn đến viện binh giặc Ngô vẫn cứng đầu quyết tiến vào đất Nam. Phần còn lại là lịch sử. Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết tại trận, Mộc Thạnh đóng quân ở vùng ải Lê Hoa đến Lãnh Thủy câu, nghe tin Liễu Thăng thua nên rút lui, nhưng đã bị Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo đánh bại chạy dài về đất Bắc...
Có thể nói, sau kế hoạch tiến ra đồng bằng năm 1424 và thu lại thành công chiến lược đúng như dự định; việc quân đội Lam Sơn do Lê Thái Tổ chỉ huy cùng các tướng văn, võ nhận định chiến sự và quyết định đánh dẹp toàn bộ 15 vạn quân tiếp viện của Liễu Thăng, Mộc Thạnh ngay tại biên giới chính là chiến lược thành công quan trọng thứ hai để giáng đòn quyết định cho ảo vọng đô hộ nước Nam của vua tôi Nhà Minh tại đất Bắc và Tổng binh Vương Thông trong thành Đông Quan.
Lê Thái Tổ Lê Lợi - Ảnh: Đại Việt kỳ nhân |
[QC] THẾ GIỚI DEAL.COM
Ngày 10 tháng 12 năm 1427, Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Lê Ngân, Phạm Văn Xảo, Bùi Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Nguyễn Lý, Phạm Bôi, Lê Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân cùng các tướng nhà Minh: Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông, Tham tướng Mã Anh, Thái giám Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh Xương hầu Trần Trí, An Bình hầu Lý An, Đô ty Phương Chính, Chưởng đô ty sự Trần Tuyền, Trần Hựu, Giám sát ngự sử Chu Kỳ Hậu, Cấp sự trung Quách Vĩnh Thanh, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm, Tả hữu tham chính là Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh và Lục Quảng Bình, Án sát sứ Dương Thời Tập và Thiêm sự Quách Đoan làm hội thề ở cửa Nam thành Đông Đô. Vương Thông hẹn rằng đến ngày 12 tháng 12 thì đem quân về nước và sai người đem tờ trình xin trả lại đất đai cho nghĩa quân. Lê Lợi sai giải vây thành Đông Quan, kéo quân lui về, lại sai giải vây cho 3 thành: Tây Đô, Cổ Lộng và Chí Linh; truyền cho nghĩa quân hộ tống các tướng trong 3 thành trên dẫn quân về thành Đông Quan, để cùng về Trung Quốc.
Cuối năm 1427, từ doanh Bồ Đề, Bình Định Vương Lê Lợi thống lĩnh đại quân Lam Sơn, tiến vào thành Thăng Long - kinh đô ngàn năm văn hiến của Đại Việt. Đất nước Nam sạch bóng quân giặc Minh, trời nước Nam đẩy lùi đêm đen Bắc thuộc lần thứ tư và chấm dứt vĩnh viễn ách đô hộ, lệ thuộc của người phương Bắc. Dù cho sau ngày đất nước sạch bóng giặc thù, Lê Lợi cùng triều đình mới còn phải giải bài toán ngoại giao thời hậu chiến với Nhà Minh, xoay quanh việc phải lập Trần Cảo làm vua trong khi y không có công trạng gì. Cuối cùng, Trần Cảo chết, Nhà Minh không còn lý do để không công nhận triều đại mới, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt trăm quan cai trị quốc gia, sáng lập triều đại mới - Nhà Hậu Lê, và là triều đại dài nhất, cũng như đưa chế độ phong kiến đến đỉnh cao của sự thịnh vượng vào triều đại Lê Thánh Tông.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi!
Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
YÊU SỬ VIỆT
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét