YEUSUVIET - Nguyễn thánh Chiểu tức là Trần Chánh Chiếu (1868-1919), còn gọi là Gilbert Trán Chánh Chiếu (gọi tắt là Gibert Chiếu), hiệu Quang Huy, biệt hiệu Đông Sơ, các bút danh: Kỳ Lân Các, Nhựt Thăng, Thiên Trung, Mộng Trần. Ông là nhà văn, nhà báo và nhà cái cách tại Việt Nam. Trần Chánh Chiếu sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở làng Vân Tập (sau đổi tên là Vĩnh Thanh Vân), tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Cha ông là Trần Thọ Cửu, một hương chức trong làng. Từ nhỏ, Trấn Chánh Chiếu đã được lên Sài Gòn học ở Trường trung học d'Adran. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ về làm giáo học rồi làm thống ngôn cho Tham biện (Chủ tỉnh) Rạch Giá.
Đoạn phim nhiều nước mắt nhất trong phim Đất Phương Nam 1997
Bài liên quan
Sau sự kiện "Hà thành đầu độc năm 1908", ở Nam kỳ, cuộc tuyên truyền chống Pháp diễn ra gần như là cuối cùng của "những Hội kín của xứ An Nam", dưới sự tác động của một người An Nam, nhập tịch Pháp và là cựu công chức của tòa hành chánh Pháp, Gilbert Nguyễn thánh Chiểu, mang một tính cách đặc biệt. Nam kỳ giàu nhất trong ba xứ An Nam, mục tiêu là ít gây ra các biến loạn đơn lẻ và không ích lợi thiết thực cho bằng thu thập tiền ủng hộ hoàng thân Cường Để, (do vậy khơi gợi rất nhanh kỷ niệm về sự lưu vong trong lòng người Nam kỳ).
Ngay từ ngày 17 tháng 10 năm 1907, Gilbert Chiếu dưới hàm "đốc phủ” lập một tổ chức khuyến nông, dưới danh nghĩa hòa bình, che giấu lời kêu gọi thực sự cho sự khởi nghĩa. Trong tờ báo Lục tỉnh tân văn xuất hiện ngay sau đó, một bài viết dưới nhan đề “Lê tân văn" đã ẩn dụ nước Pháp dưới hình ảnh một người cha bại hoại, Lê thị Vân, đao phủ của những đứa con nuôi mà y lợi dụng hòng thỏa mãn những tật xấu vô sỉ nhất của mình. Sau đó, ngày 12 tháng 12, trong một bài viết mới cũng trên chính tờ báo này: “Khi thượng cấp nổi dậy” ca ngợi sự bất tuân lệnh Chính quyền Pháp. Cuối cùng, vào ngày 13 tháng 1 dưới tiêu để “Tình liên đới giữa đồng bào và đàm luận về tình liên đới”, tờ báo này ca ngợi những chiến công của một số kẻ mưu toan thảm sát một toán lính Pháp trong một đồn ở Rạch Giá, Nam kỳ.
Người An Nam xưa. Ảnh: Internet |
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Vì tuyên truyền này, được viết và lan ra, gây lo ngại cho Chính quyển Pháp, tờ Lục tỉnh tân văn, mà Gilbert Chiếu làm chủ bút, bị đình bản. Nhưng ông đã khai sinh ra, ở Chợ Lớn, một hội thương mại tên Minh Tân công nghệ, một xưởng sản xuất xà phòng. Tại Sài Gòn, ông mở khách sạn Nam Trung; tại Mỹ Tho, khách sạn Minh Tân. Nhà máy cũng như những khách sạn đơn giản chỉ là nơi để các thành viên của Gilbert Chiếu đến làm quen, thật an toàn, với tất cả các bài cổ động cách mạng mà Gilbert Chiếu có sứ mệnh lan truyền. Đặc biệt người ta đọc ở đó cuốn Kỷ niệm lục của Phan Bội Châu và cuốn Sùng bái giai nhơn.
Gilbert Chiếu thậm chí sử dụng bưu điện để gửi, dán kín phong bì, những đoạn trích hoặc những mẫu thơ của mình. Hương Cảng nhơn vật là tác phẩm mô tả chuyến đi Hồng Kông gặp Hoàng thân Cường Để của ông. Trong tạp văn này, Gilbert Chiếu tự sự với người đọc:
Tất cả những ai mong đến Hồng Kông đều phải viết thư cho chúng tôi nhờ cậy và chúng tôi sẽ lo những gì cần thiết.
Thực sự, nhờ vào các cuộc quyên góp khác nhau được thực hiện tại các tỉnh hoặc bán tước hiệu của đế chế An Nam tương lai, một số thanh thiếu niên, ham học hỏi, lần lượt được Gilbert Chiếu dẫn dắt thành công qua Hồng Kông rồi đến Nhật Bản nơi học giả Phan Bội Châu đang chờ đợi.
Ở đây thể hiện rõ ràng tính chất nỗ lực của Gilbert Chiếu chu cấp từ sinh viên cho đến Phan Bội Châu, quyên góp tài vật, duy trì bằng các cuộc họp kín và phân phát bài cổ động hoặc các tước hiệu, và niềm tin của người An Nam dành cho việc khôi phục truyền thống dân tộc từng bị phá hủy dưới tay người Pháp ngày càng lớn mạnh.
Tìm đọc Hội kín Xứ An Nam - Georges Coulet tại đây
YÊU SỬ VIỆT trích Hội kín Xứ An Nam - Georges Coulet
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét