Rằm Tháng Giêng - Ý nghĩa ngày Lễ Trăng Rằm đầu năm!?
YEUSUVIET - Trong văn hóa Việt Nam, Rằm Tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên là một dịp lễ hội đặc biệt vào dịp năm mới, thời xưa mang ý nghĩa quan trọng, trải qua nhiều thế kỷ, dù ít nhiều không còn bằng Tết Nguyên Đán (xem thêm về Tết Cổ Truyền), nhưng vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt! Xuất phát từ văn hóa Trung Hoa, khi du nhập vào Việt Nam từ xa xưa, kỳ lễ hội này kết hợp với Phật giáo và truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên của dân tộc, đã hình thành những nét văn hóa đặc biệt và khác biệt hơn.
Bài liên quan
Sở dĩ Rằm Tháng Giêng còn có tên gọi khác ngoài Tết Nguyên Tiêu là Tết Thượng Nguyên, là vì sau dịp lễ này, vào tháng Bảy âm lịch sẽ có ngày Rằm gọi là Tết Thượng Nguyên và vào tháng Mười âm lịch, ngày Rằm gọi là ngày Tết Hạ Nguyên. Với ngày Rằm Tháng Giêng theo tập tục dân gian của Việt Nam xưa lưu lại và qua thực tiễn xã hội có nhiều thay đổi, tương hỗ tới nay, thì Rằm Tháng Giêng có thể xem như ngày kết thúc của chuỗi ngày mừng năm mới, mừng Tết Nguyên Đán, chính thức bước vào một năm vụ mùa với người nông gia và một nam làm việc mới đối với tất cả mọi người. Trong ngày này, nếu thật sự ý nghĩa, người thân trong gia đình có thể cùng nhau tề tựu, quây quần bên mâm cơm đoàn viên một lần nữa, sau mâm cơm đoàn viên của ngày Mồng 1 Tết Nguyên Đán vừa qua. Đối với gia đình Phật tử, người ta thường sẽ đi lễ Chùa, do đó, các chùa chiền thường bắt đầu tổ chức việc cúng sao giải hạn, lập đàn cầu an, hồi hướng công đức cho Phật tử.
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Đối với các gia đình bình thường, người ta có thể bày mâm cúng để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, cầu mong cho xuất hành công việc năm mới một cách tốt đẹp. Theo dòng lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, từ nghi thức Phật giáo kết hợp thêm với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, từ đó, không gian thờ cúng của ngày Rằm Tháng Giêng càng mang nhiều ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" của người nông dân để bắt tay chuẩn bị một vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bởi vậy, từ lâu nay, mọi người luôn quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Trong dân gian, có lưu truyền câu vè nghe vui tai như sau:
Tháng Giêng là tháng ăn chơiTháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chèTháng Tư là tháng lè phèTháng Năm, tháng Sáu hội hè vui chơiTháng Bảy là tháng nghỉ ngơiTháng Tám, tháng Chín xả hơi bạn bèTháng Mười, Mười Một xôi chèTháng Chạp cá chép, cá mè vớt lênÔng Táo về trển mình renRa Giêng ta lại rập rềnh vui chơi.
Rằm Tháng Giêng - Ý nghĩa ngày Lễ Trăng Rằm đầu năm!? |
Nghe vui tai và cũng... vui bụng, vì nếu cứ câu vẻ như trên mà theo, chúng ta sẽ có cả một năm ăn chơi mà chẳng cần làm lụng, vất vả như thực tế đang như thế! Câu vè thơ nêu trên có lẽ từ xưa, vì nay qua thực tế làm việc và theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xã hội công nghiệp... các cuộc vui chơi sẽ dừng lại sau ngày Rằm Tháng Giêng, để tất cả mọi người cùng bắt đầu công việc mới trong năm mới. Truyền thống tổ tiên từ xa xưa truyền lại cho con cháu đều mang những ý nghĩa thiêng liêng và cũng rất thiết thực, với con cháu là chúng ta hôm nay cũng cần hiểu rõ cội nguồn, gốc tích của mình để cư xử sao cho đúng, cho hợp lẽ đạo Hiếu và phù hợp với thời đại mình đang sống. Vậy nên, ngày Rằm Tháng Giêng vẫn đáng trân trọng, ghi nhớ và nên tùy theo mỗi người, mỗi gia đình, mỗi công việc mà chúng ta phát huy sao cho tốt đẹp nhất, đừng mượn cớ mà tiêu pha rồi sao nhãng bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, với công việc và với xã hội!
YÊU SỬ VIỆT
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét