Trần Tự Khánh -Anh hùng thời loạn, mộng chưa thành. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
 Trần Tự Khánh -Anh hùng thời loạn, mộng chưa thành.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam


YEUSUVIET - Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam thành lập vào năm 1009, với người sáng lập triều đại là Thái Tổ Lý Công Uẩn. Triều đại Nhà Lý là triều đại chính thức mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài và vĩnh viễn cho dân tộc Việt Nam và còn đóng góp nhiều chiến tích lịch sử, trong đó có cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1075, 1077. Tuy nhiên, khi trải qua những năm tháng thịnh trị, Nhà Lý cũng đi đến đoạn cuối suy vong và trong thời kỳ suy vong đó, một nhà chính trị, một danh tướng sử Việt... của dòng họ khác đã nổi lên, dân đưa dòng họ mình thay thế Nhà Lý, người đó là Trần Tự Khánh - một người mang chí lớn nhưng lại sớm tan giấc mộng!

Bài liên quan

Nhà Lý đại loạn

Trần Tự Khánh (1175 – 1223) thuộc dòng dõi họ Trần, sinh sống tại vùng Tức Mặc, Nam Định (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay). Cha ông là Trần Lý, anh em ruột của ông là Trần Thừa và Trần Thị Dung, đều là những người dũng lược của họ Trần. Từ đời ông nội của Trần Tự Khánh - tức cụ Trần Hấp, gia đình cụ Trần Hấp có gia sản lớn, kẻ ở người làm đông đến vài trăm, anh em Trần Lý cũng bỏ hẳn nghề chài lưới để chuyển sang quản lý điền trang, tuyển mộ người ở. Gia tộc họ Trần dần có địa vị, trở thành tầng lớp trên của xã hội bấy giờ. Chính điều này đã giúp Họ Trần trở thành một thế lực tại vùng phủ Thiên Trường, nhưng là thế lực tuân mệnh triều đình, khác với thế lực của Đoàn Thượng ở vùng Hải Dương ngày nay.

Đoàn Thượng (1181-1228) trở thành hào trưởng vùng Hồng. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, ông có cùng một vú nuôi với vua Lý Huệ Tông. Ông lớn lên lúc nhà Lý đã suy vi. Vua Lý Cao Tông chơi bời vô độ, tăng cường bóc lột dân chúng, vì thế nhân dân oán thán, nhiều nơi nổi dậy chống lại. Nhân lúc lòng dân chán nhà Lý, Đoàn Thượng cũng nổi dậy tại quê nhà vùng Hồng. Tuy nhiên, sử sách đánh giá ông là hào trưởng vùng Hồng và là chủ soái của sứ quân họ Đoàn ở lộ Hồng Châu, là một trung thần của nhà Lý, và không thần phục sự chuyển giao từ Nhà Lý sang nhà Trần do Trần Thủ Độ sắp đặt trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với tướng quân Nguyễn Phục được nhiều di tích sắc phong là Đông Hải Đại vương.

Trong giai đoạn lịch sử Nhà Lý suy vong thời Cao Tông, Đoàn Thượng có vai trò của một người khởi sự để cứu Nhà Lý, sau đó giao chiến trực tiếp với Họ Trần để bảo vệ Nhà Lý nhưng cuối cùng thất bại. 

Năm 1207, thấy Lý Cao Tông làm chính sự mục nát, Đoàn Thượng nổi quân chống triều đình từ vùng Hồng Châu. Sau nhiều lần thất bại dưới sự cầm quân của Phạm Du, triều đình sai Phạm Bỉnh Di tiến đánh và thắng được Đoàn Thượng. Nhưng rồi vì nghe lời dèmpha ghen ghét của Phạm Du, Cao Tông sai người triệu cha con Phạm Bỉnh Di về triều để ngầm bắt giữ ông. Khi sự việc xong, nghe tin chủ tướng bị triều đình nghe lời gian thần mà bị bắt giữ, thuộc hạ của Bỉnh Di là Quách Bốc dẫn đại quân đánh Thăng Long, kinh thành hỗn loạn, Phạm Du đưa Cao Tông bỏ chạy và cũng chính y ra lệnh giết chết cha con Phạm Bỉnh Di. Cái chết của Phạm Bỉnh Di đã làm nổ ra loạn Quách Bốc khiến nhà Lý nghiêng ngả và cuối cùng mất quyền lực vào tay họ Trần 1 năm sau, khi Cao Tông qua đời (1210).Triều Lý đã loạn lại càng thêm loạn. 

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Nhà Trần khởi nghiệp

Quách Bốc vào cung Vạn Diên, tôn con người anh thứ của thái tử Sảm là Lý Thẩm lên làm vua. Một số đại thần trong đó có thái sư Đàm Dĩ Mông (em của hoàng hậu Đàm Thị) quy phục Lý Thẩm và Quách Bốc. Lý Cao Tông chạy về Tam Nông (Phú Thọ) nương nhờ nhà Hà Vạn, một thủ lĩnh miền thiểu số có thế lực. Thái tử Lý Sảm cùng mẹ là nguyên phi Đàm Thị và hai em gái chạy về Hải Ấp, Thái Bình dưới quyền cai quản của Trần Lý. Trần Lý và Tô Trung Từ chiêu tập quân đội dưới danh nghĩa giúp thái tử Sảm để đánh Quách Bốc.

Trần Lý và Tô Trung Từ mang quân đánh về kinh thành đánh dẹp Quách Bốc. Sử sách ghi rất sơ lược về diễn biến này. Cuối năm 1209, cuộc binh biến của Quách Bốc bị dẹp, Trần Lý tử trận, Tô Trung Từ đón vua Cao Tông về kinh. Sử sách chép không rõ về kết cục của Quách Bốc (cũng như Lý Thầm). Đại Việt sử ký toàn thư ghi đại lược: "Trừng trị bọn Quách Bốc làm loạn, xử tội theo mức độ khác nhau". Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng ghi vắn tắt: "Vua xét tội tùy theo nặng nhẹ có sai biệt". Sách Việt sử Tiêu án không đề cập tới việc xử tội phe Quách Bốc.

Như vậy, bằng sự kiện phò Nhà Lý dẹp loạn Quách Bốc, những đại tướng đầu tiên của Họ Trần đã đường đường chính chính bước vào chính trường Đại Việt đang suy vong vào đầu thế kỷ XIII. 

Năm 1210, Tô Trung Từ và Trần Lý đánh bại Quách Bốc. Trần Tự Khánh theo giúp và lập được công. Trong khi đánh dẹp, Trần Lý bị tử trận Sử sách chép không rõ về cái chết của Trần Lý. Tô Trung Từ sai người rồi đến Hải Ấp rước Thái tử định đưa về kinh sư. Đàm Dĩ Mông là em vợ Cao Tông, dù đã hàng phục Quách Bốc và hoàng tử Thầm nhưng vẫn được giữ chức Thái sư. Trần Tự Khánh thay cha thống lĩnh binh chúng, được phong là Thuận Lưu bá, đóng quân ở Thuận Lưu (miền Hải Ấp, Hưng Hà, Thái Bình) nhưng không quy phục Cao Tông. Ông kéo quân về kinh thành, cướp bóc tài sản của hoàng cung, nhưng bị dân chúng kinh thành đánh đuổi.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam


Tài thao lược chiến trường

Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh sau cuộc sắp đặt hôn nhân "vô tiền khoán hậu" trong lịch sử Việt Nam của Trần Thủ Độ, giúp cho Họ Trần lên nắm quyền lực Đại Việt. Tuy nhiên, để có thể vận dụng hết tài năng của mình cho sự kiện đó, Trần Thủ Độ đã được người anh họ của mình là Trần Tự Khánh dường như chuẩn bị tất cả.

Tháng 10 năm 1210, Cao Tông băng hà, Thái tử lên ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Huệ Tông lập Trần Nhị Nương làm Nguyên phi, Tô Trung Từ được phong làm Thái uý. Để lấy lòng Tự Khánh, Huệ Tông phong ông làm Chương Thành hầu. Nghe tin vua Cao Tông mất, Trần Tự Khánh đem thủy quân đến bến Tế Giang (Mỹ Văn, Hưng Yên) xin với cậu là Tô Trung Từ cho cùng dự tang lễ Cao Tông, nhưng Trung Từ không cho vì sợ Tự Khánh lại làm loạn như lần trước. Tự Khánh phải đem quân về Thuận Lưu. Cũng tháng đó, Huệ Tông lập em gái Tự Khánh là Trần Nhị Nương làm Nguyên phi.

Trần Tự Khánh nhân lúc Nguyễn Ma La lên thuyền sang đạo Thuận Lưu để gặp bộ tướng của Tô Trung Từ là Nguyễn Trinh, kinh thành bỏ trống, lập tức mang quân về kinh sư. Theo Việt sử lược, ông an táng người cậu Tô Trung Từ (chết năm 1211) ở làng Hoạch. Các tướng cát cứ ở Hồng châu là Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi nói vu Trần Tự Khánh với vua Huệ Tông rằng:
Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn mưu đồ việc phế lập.
Lý Huệ Tông tin là thật, nổi giận, tháng 7 bèn hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Nguyên phi Trần Nhị Nương xuống làm Ngự nữ. Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng.

Họ Đoàn đem quân đánh anh em họ Trần ở ải Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh sai bộ tướng Lại Linh cùng tướng Khoái Châu là Nguyễn Đường ra chống cự. Nguyễn Đường bị bắt. Tự Khánh bị thua, giận dữ phá đê cho nước sông chảy tràn vào các ấp rồi về. Miền Khoái Châu mất tin tưởng ở họ Trần, theo về với họ Đoàn. Trong khi đó, Tự Khánh vẫn tiếp tục đánh chiếm các miền ở hai bờ sông Hồng để phát triển thế lực. Hai lần ông đánh bại tướng của Đoàn Ma Lôi là Đinh Cẩm, đóng ở Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Họ Trần kiểm soát được cả miền Lý Nhân (Hà Nam). Trần Tự Khánh tìm cách liên kết với hào trưởng Nguyễn Tự để tiêu diệt thế lực đối địch mạnh nhất của mình là họ Đoàn.  

Đầu năm 1212, Trần Tự Khánh và Nguyễn Tự họp nhau ở bến Triều Đông, thề làm bạn sống chết có nhau, tận trung báo quốc, cùng bình họa loạn. Hai người chia nhau phạm vi chiếm cứ, lấy sông Lô, sông Thiên Đức (sông Đuống) làm giới hạn, mỗi người thống suất một bên Từ Thượng Khối (Bắc Ninh) đến Na Ngạn (Lục Ngạn, Bắc Giang), các hương ấp dọc theo sông Đuống và đường bộ là thuộc về Tự Khánh. Từ Kinh Ngạn bờ sông Hồng, (thuộc Kinh sư) đến Ô Diên (Hoài Đức, Hà Tây) thuộc về Nguyễn Tự, hẹn đến tháng 3 năm Nhâm Thìn thì họp binh tấn công đất Hồng Châu của họ Đoàn.

Như vậy,cục diện chính trường Đại Việt vào năm 1212, thực chất chính là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nhà Lý dưới dự phò tá của chủ soái sứ quân Hoàng Châu là Đoàn Thượng và bên còn lại là Họ Trần, với người lãnh đạo là Trần Tự Khánh. 

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Áp lực với vua Lý Huệ Tông

Sau khi chiếm được đồng bằng hạ lưu sông Hồng và sông Đáy (trừ miền Đại Hoàng), Tự Khánh phát triển thế lực lên Quốc Oai. Vùng Quốc Oai vốn thuộc phạm vi kiểm soát của Nguyễn Tự. Khi đó Tự chết, phó tướng là Nguyễn Cuộc thay thế. Tự Khánh tiến quân lên Quốc Oai, dụ hàng được Nguyễn Cuộc, thanh thế thêm mạnh.  Lý Huệ Tông bèn cùng thái sư Đàm Dĩ Mông tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân đạo Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường Tín, Hà Tây) thì bị quân của Trần Thừa tiến đánh.

Em họ Trần Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiến Sâm ở tả ngạn cũng tiến đánh thắng quân triều đình. Các tướng họ Trần khác là Phan Lân, Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến chợ Dừa đánh thắng các tướng ở Hồng châu là Đoàn Cấm, Vũ Hốt. Lý Huệ Tông thất thế phải chạy lên Lạng Châu.  Tự Khánh chiếm được kinh đô. Vài ngày sau, ông sai người đem thư lên Lạng Châu gặp Huệ Tông và nói rõ ý mình rằng:
Dân tình uất ức, không thấu được lên trên. Cho nên, nhân lòng giận dữ của người trong nước, thần khởi binh dẹp lũ đó, cắt trừ gốc họa, để yên lòng dân mà thôi. Đến như thân phận vua tôi, thần không dám phạm đến một chút nào. Ngờ đâu, phải gánh lấy tội chuyên quyền đánh dẹp, để khiến cho xa giá phải long đong, tự xét tội của thần thật đáng vạn lần chết. Xin bệ hạ nguôi cơn giận dữ, quay xa giá về kinh sư để thỏa lòng người mong muốn.
Nhưng vua Huệ Tông từ chối không theo Tự Khánh. Không đón được Huệ Tông về kinh, Tự Khánh triệu tập các vương hầu, bá quan bàn việc cải lập, sai người đón một người con của Lý Anh Tông là Huệ Văn vương đến bến Hạc Kiều, lập làm đế.  Tháng 3 năm Giáp Tuất (tháng 4 năm 1214), Huệ Văn vương lên ngôi ở điện Đại An, cải nguyên là Càn Ninh, hiệu là Nguyên Vương.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Dựng nền móng Họ Trần

Nguyễn Nộn đem binh đến Thăng Long đánh nhau với Tự Khánh. Huệ Tông và thái hậu đang ở Nam Sách trở về Thăng Long, phong cho Nguyễn Nộn tước hầu để mượn tay Nộn chống họ Trần. Thế là sau khi nương tựa thế lực cát cứ địa phương họ Trần, họ Đoàn không được, nhà Lý lại liên minh với một thế lực cát cứ địa phương thứ ba là Nguyễn Nộn ở Bắc Giang. Cục diện trong nước lúc này đại thể hình thành ba thế lực: Phía bắc là Nguyễn Nộn, phía đông là Đoàn Thượng, phía nam là Trần Tự Khánh.

Tháng 4 năm 1216, lại xảy ra loạn lạc khác: các tướng ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) là Đỗ Át, Đỗ Nhuế chống lại triều đình. Vua Huệ Tông dựa vào Lý Bát, sai Bát đánh lại, nhưng không thắng. Trước tình thế đó, Huệ Tông đành lại quay về nương nhờ anh em họ Trần.

Tự Khánh đón được Huệ Tông, bèn phế Nguyên vương mà mình từng đưa lên ngôi xuống làm Huệ Văn vương. Tháng 12 năm 1216, Thuận Trinh phu nhân Trần thị được phong làm Hoàng hậu. Từ lúc đó, anh em, thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều. Nắm quyền lớn trong tay, Trần Tự Khánh quyết ý đánh dẹp Bắc Giang vương Nguyễn Nộn, Hiền Tín vương Lý Bát, Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, Hà Cao ở Quy Hóa.

Tháng 5, năm 1220, Trần Tự Khánh tiến đánh Hà Cao ở Quy Hoá, chia quân làm hai đạo: Tự Khánh, Trần Thừa theo sông Quy Hoá (sông Hồng), Lại Linh, Phan Cụ theo đường sông Tuyên Quang (sông Lô), hai đạo cùng tiến. Cao cùng vợ con thắt cổ chết. Từ đó cả miền Thượng Nguyên Lộ (Thái Nguyên), Tam Đái Giang (Vĩnh Phúc) đều được dẹp yên.  

Tháng 12 năm 1223, Trần Tự Khánh qua đời ở Phù Liệt, không rõ bao nhiêu tuổi. Quyền bính trong triều được giao cho anh trai ông Trần Thừa, người kế tục chức vị Thái úy và em họ ông là Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ. Về cơ bản, Trần Tự Khánh đã dẹp hầu hết các thế lực cát cứ chống triều đình, chỉ còn Nguyễn Nộn ở Bắc Giang và Đoàn Thượng ở Hồng châu chưa trừ bỏ được hẳn.

Xét toàn cục trong thời loạn lạc cuối nhà Lý, công dẹp Quách Bốc và các hào trưởng địa phương khiến họ Trần trở thành người thay thế họ Lý xứng đáng hơn cả; trong đó có sự đóng góp lớn nhất của Trần Tự Khánh. Quyền lực chính quyền trung ương lại dần dần tập trung, củng cố dưới sự lãnh đạo của họ Trần. Tình hình yên ổn và vị thế khá vững vàng của họ Trần trong triều tạo điều kiện cho Trần Thủ Độ sau đó thực hiện việc chuyển ngôi chính thức từ họ Lý sang họ Trần. Chẳng những cha con Trần Thừa, Trần Cảnh mà ngay cả Trần Thủ Độ cũng được thừa hưởng cơ nghiệp của ông để lại. Nói về sự kiện thay ngôi nhà Lý, "bàn tay" của Trần Thủ Độ được nhắc tới nhiều hơn cả, nhưng công lao "dọn chướng ngại" cho Thủ Độ hành động thuộc về Trần Tự Khánh.  

Nhà Trần sau này có nhiều võ tướng quý tộc có tên tuổi trong lịch sử Việt Nam như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật... Trần Tự Khánh chính là danh tướng đầu tiên của tông thất họ Trần.

CTV LÊ BÌNH NGÔ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)