TỌA ĐÀM | TRƯỜNG PHÁP Ở VIỆT NAM 1945-1975: TỪ SỨ MẠNG KHAI HÓA ĐẾN NGOẠI GIAO VĂN HÓA .
YEUSUVIET - Một trong nhiều điểm giá trị trong công trình đầy sức thuyết phục của Thụy Phương là soi tỏ những nẻo đường khác nhau của những ngôi trường này và rất nhiều ngôi trường khác bằng cách lồng nó vào bối cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Tác giả phân tích sự đánh cuộc không thể tin nổi của người Pháp nhằm duy trì sự tồn tại của Trung học Albert-Sarraut tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954-1965.
(En français plus bas)
📚📚 TỌA ĐÀM: TRƯỜNG PHÁP Ở VIỆT NAM 1945-1975: TỪ SỨ MẠNG KHAI HÓA ĐẾN NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN THỤY PHƯƠNG - NHÂN DỊP RA MẮT TÁC PHẨM 📚📚
⏰ Thứ bảy - 08.10.2022 - 09:00
📍 Thư viện Hà Nội, 54E Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📌 Link đăng ký: https://forms.gle/Piu2csa4RoNY6sNf9
📌 Phát trực tiếp trên các trang Facebook của Viện Pháp tại Việt Nam ️
🎤 Diễn giả:
👉 Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương, tác giả cuốn sách
👉 Ông Arnaud Pannier, tùy viên hợp tác giáo dục, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
👉 Chủ trì: Tiến sĩ Mai Anh Tuấn
📖 Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa bắt nguồn từ luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thụy Phương, đã hoàn thành vai trò của mình là làm sống lại thiên truyện về nền giáo dục Pháp tại Việt Nam trong ba thập niên bản lề của lịch sử đất nước, 1945-1975. Ở Việt Nam, giai đoạn 1945-1975 chứng kiến hai cuộc kháng chiến liên tiếp. Thế nhưng, bằng cách phân tích tinh tế của tác giả, bạn đọc sẽ phát hiện ra hơn cả một đất nước trong cơn bão táp. Công trình của Thụy Phương làm sáng tỏ những số phận, những tuổi thơ, những khám phá và những phát kiến mới về bản sắc, và cả những lập trường phức tạp, thường trái chiều, so với những gì mà độc giả có thể mong đợi. Cuốn sách mở ra một thế giới phổ quát và đứt gãy, những tuổi thơ di trú từ Bắc vào Nam, rồi ra ngoại quốc, những đường đời zigzag. Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới đó đã biến mất nếu như nó không để lại dấu ấn sâu đậm lên nhiều thế hệ và nhất là nó vẫn còn thời sự trong thế giới đầy biến chuyển ngày nay.
📖 Một trong nhiều điểm giá trị trong công trình đầy sức thuyết phục của Thụy Phương là soi tỏ những nẻo đường khác nhau của những ngôi trường này và rất nhiều ngôi trường khác bằng cách lồng nó vào bối cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Tác giả phân tích sự đánh cuộc không thể tin nổi của người Pháp nhằm duy trì sự tồn tại của Trung học Albert-Sarraut tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954-1965.
📖 Trước đó vào năm 2020, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương đã cho ra mắt Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen. Cuốn sách là tổng hợp những nghiên cứu về Di sản giáo dục Thực dân. Dựa trên những tài liệu và văn bản khai thác được từ các trung tâm lưu trữ nước ngoài, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa Pháp, tác giả đã cố gắng phân tích một các hệ thống về giáo dục Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thời thuộc địa, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế về nền giáo dục của thời kỳ này.
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
📚📚 TABLE RONDE : L’ÉCOLE FRANÇAISE AU VIETNAM DE 1945 À 1975 : DE LA MISSION CIVILISATRICE À LA DIPLOMATIE CULTURELLE DE NGUYEN THUY PHUONG - À L'OCCASION DE SA PARUTION EN VIETNAMIEN📚📚
⏰ Samedi - 08.10.2022 - 09:00
📍 Bibliothèque de Hanoi, 54E Tran Hung Dao, Hang Bai, Hoan Kiem, Hanoi
📌 Lien d'inscription : https://forms.gle/GnGFVXW6bS8x3R8V6
📌 Livestream sur les pages Facebook de l'IFV
🎤 Intervenants :
👉 Mme Nguyen Thuy Phuong, docteur en sciences de l'éducation, auteur du livre
👉 M. Arnaud PANNIER, Attaché de coopération éducative, Ambassade de France au Vietnam
👉 MC : M. Mai Anh Tuấn, docteur ès lettres
📖 Cet ouvrage est issu de la thèse de doctorat en Sciences de l’éducation que Nguyen Thuy Phuong a soutenu en 2013 à l’Université Paris Descartes. Ce travail de recherche historique retrace l’évolution de l’école française au Vietnam de 1945 à 1975, en s’appuyant à la fois sur les archives et sur les témoignages d’anciens élèves et professeurs. Dans l’Indochine coloniale, sous couvert de la « mission civilisatrice », les Français instaurent un système éducatif destiné à produire des subalternes, leur crainte étant de créer des « déclassés » menaçants pour l’ordre colonial. Pourtant, en dépit des résistances officielles, les élites vietnamiennes font entrer leurs enfants dans les lycées français réservés en principe aux Européens, s’appropriant en partie ces établissements.
📖 Pour la centaine d’anciens élèves interrogés sur cette période de leur vie, le système d’enseignement français est décrit comme un véritable succès, en dépit de parcours familiaux et scolaires particulièrement tourmentés. Leur perception de l’école française est unanimement positive. Ils ont étudié au sein de ces établissements dans une ambiance pacifique, studieuse et égalitaire. Ils reconnaissent à l’école française un rôle fondamental dans la construction de leur personnalité, ainsi que dans leur réussite personnelle au cours de leur existence. C’est grâce à cette école qu’ils sont devenus des êtres « complets », riches de leur double culture. De leur point de vue, l’école française au Vietnam après la colonisation est une réussite. On voit ici, au travers de cette comparaison entre l’interprétation historique et l’interprétation mémorielle de l’école française au Vietnam entre 1945 et 1975, combien histoire et mémoire sont complémentaires dans notre compréhension du passé.
📖 Nguyen Thuy Phuong a reçu le Prix Louis Cros 2018 de l’Académie des sciences morales et politiques, décerné par l’Institut de France, pour ce livre.
YÊU SỬ VIỆT theo Omega Plus Book
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét