Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX.

Share This
Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX.
YEUSUVIET Có người đặt vấn đề cụm từ “chữ Quốc ngữ” thường dùng đã chuẩn xác chưa? Trong lịch sử, chữ viết thời Hùng Vương tức thời hình thành nhà nước đầu tiên, đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã phát hiện một số hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn có vẻ như những ký tự nhưng vẫn chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định, chưa nói là chưa thể giải mã được. Sau đó, trong thời Bắc thuộc, chữ Hán truyền bá vào nước ta và được sử dụng như chữ viết chính thức của chính quyền đô hộ. Sau khi giành lại độc lập, các triều Việt Nam dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức trong hành chính và giáo dục, thi cử nhưng phát âm theo tiếng Việt mà ta quen gọi là Hán - Việt. 

Bài liên quan

Lịch sử chữ Quốc ngữ Việt Nam. Kênh YOUTUBE YÊU SỬ VIỆT

Từ chữ Hán, tổ tiên ta sáng tạo chữ Nôm ghi âm tiếng Việt. Trong lịch sử, quen gọi đó là chữ Hán (Hán tự) hay chữ Hán-Việt (như Hán-Việt từ điển) và chữ Nôm hay Quốc âm (như Quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông). Khoảng cuối thế kỷ XIX, cụm từ “chữ Quốc ngữ” mới xuất hiện và Trương Vĩnh Ký chắc chắn là một trong những người sử dụng đầu tiên. Ở đây, cần phân biệt tiếng nói và chữ viết. Tiếng Việt (Việt ngữ hay Quốc ngữ) có từ người Việt cổ thời cổ đại và không ngừng phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài cho đến tận ngày nay. Chữ viết theo lối ghi âm tiếng Việt chỉ có chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Xét về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của cụm từ “chữ Quốc ngữ” có nghĩa là chữ viết của tiếng nước ta, theo tôi không sai và đã quen dùng, không thể và cũng không nên đặt vấn đề thay đổi.

Trong các tham luận của Hội thảo này và các công trình nghiên cứu về chữ Quốc ngữ, có nhiều cách phân kỳ khác nhau về lịch sử chữ Quốc ngữ. Điều đó tùy thuộc vào góc nhìn của từng tác giả, hoặc theo quá trình biến đổi và hoàn chỉnh của chữ Quốc ngữ về ngữ âm, ngữ pháp hoặc theo những mốc lớn của các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ nhất là những cuốn từ điển lớn... Tôi đề nghị một cách phân kỳ nặng về mặt lịch sử, không tách riêng mà đặt chữ Quốc ngữ trong bối cảnh lịch sử chung của đất nước. Trên quan điểm lịch sử như vậy, quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ có thể phân chia làm các thời kỳ như sau:

1. Thời kỳ phôi thai của chữ Quốc ngữ kể từ khi một số giáo sĩ phương Tây đến nước ta truyền giáo và từ nhu cầu học tiếng Việt đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt cho đến trước khi xuất bản cuốn Từ điển An Nam-Bồ Đào Nha-Latin (Dictionarium An Namiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes năm 1651. Chữ Quốc ngữ ra đời nhưng mới ở trạng thái sơ khai và cách ghi âm còn mang nặng dấu ấn cá nhân.


2. Thời kỳ ra đời và bước đầu phát triển của chữ Quốc ngữ kể từ năm 1651 đến năm 1862 khi thực dân Pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Cuốn Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin (Dictionarium An Namiticum Lusitanum Latinum) cùng với Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh và Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes năm 1651 đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ mang tính hệ thống trên diện mạo ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của nó. Chữ Quốc ngữ tiếp tục phát triển với sự ra đời của Từ điển An Nam-Latin (Dictionarium Anamitico Latinum) của Pigneau de Béhaine năm 1773, Từ vị An Nam-Latin (Dictionarium Anamitico Latinum) của J. Taberd năm 1838 cùng một số tác phẩm chữ Quốc ngữ của các giáo sĩ nước ngoài và một số người Việt Nam, nhưng phạm vi sử dụng chủ yếu vẫn giới hạn trong môi trường và không gian hoạt động của đạo Thiên Chúa (Công giáo, Kitô giáo, Cơ Đốc giáo).

3. Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1919. Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, chính quyền thực dân bắt đầu sử dụng chữ Quốc ngữ, mở trường dạy chữ Quốc ngữ rồi đưa chữ Pháp, chữ Quốc ngữ vào trường học. Chữ Quốc ngữ bắt đầu được truyền bá ở Nam Kỳ. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm cả nước năm 1884, chữ Quốc ngữ mở rộng dẫn ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Trong cải cách giáo dục do Toàn quyền Paul Beau chủ trương năm 1904-1906, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ được đưa vào hệ thống các trường Pháp Việt thay thế dần chữ Hán trong giáo dục và thi cử. Năm 1919 chứng kiến khoa thi Hội cuối cùng đánh dấu sự kết thúc nền thi cử Nho học bằng chữ Hán đã kéo dài gần 9 thế kỷ (từ 1075 đến 1919, 844 năm). Trong nhà trường Pháp - Việt, ngoài các môn tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, mỗi tuần chỉ còn lại 2 giờ Hán văn. Tất nhiên sau đó và đến ngày nay, chữ Hán và chữ Nôm vẫn có người sử dụng trong khảo cứu và trong sáng tác thơ văn, nhưng vai trò trong hành chính, giáo dục và thi cử thì đã cáo chung. Chữ Pháp trở thành văn tự chính thống của nhà nước đô hộ và chữ Quốc ngữ được sử dụng cùng với tiếng Việt trong giao tiếp cộng đồng và một phần trong hành chính và giáo dục cấp tiểu học, trung học.

4. Thời kỳ từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong thời kỳ này, những trí thức cấp tiến và yêu nước thấy rõ chữ Quốc ngữ là chữ viết rất tiện lợi, khoa học cần được phổ biến rộng rãi trong xã hội và trong nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật. Đông Kinh Nghĩa Thục và Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ giữ vai trò rất quan trọng trong phổ biến chữ Quốc ngữ. Các nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu và sáng tác, đã góp phần quyết định hoàn thiện và làm phong phú chữ Quốc ngữ. Trong thời kỳ này chữ Quốc ngữ đi vào cuộc sống và trở thành phương tiện tiếp thu những tư tưởng tiên tiến, những thành tựu văn hóa thế giới và truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong các tầng lớp xã hội.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

5. Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đến nay. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, chữ Quốc ngữ lần đầu tiên trong lịch sử trở thành chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập, sử dụng trong nền hành chính quốc gia, trong giáo dục và thi cử, kể cả trong giáo dục đại học. Với vị thế văn tự quốc gia, chữ Quốc ngữ phát triển rất nhanh chóng và càng ngày càng hoàn thiện, phong phú.

Qua lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ, có một số vấn đề đã được nêu lên trong báo cáo và thảo luận cần có sự nhận thức thống nhất.

Vấn đề thứ nhất là vai trò của Alexandre de Rhodes trong sự hình thành chữ Quốc ngữ. Một quan niệm hình thành lâu đời là coi A. de Rhodes như người sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Quan niệm đó gần đây đã bị một số nhà khoa học kịch liệt phản đối, thậm chí phê phán gay gắt, tiêu biểu là Isabel Mourão và Roland Jacques. Thực ra, trong lời Cùng độc giả của Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin, chính tác giả đã nói rõ là đã từng học tiếng Việt với cha Francisco de Pina và đã sử dụng những công trình của các cha khác thuộc Dòng Tên, nhất là hai cuốn Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha của Gaspar de Amaral và Từ điển Bồ Đào Nha - An Nam của Antonio Barbosa. 

Những kết quả nghiên cứu và những tư liệu chữ Quốc ngữ phát hiện gần đây tại Bồ Đào Nha và Rôma cũng xác nhận cuốn từ điển của A. de Rhodes ghi đậm dấu ấn ghi âm của theo ngữ âm của người Bồ, người Ý. Như vậy trước A. de Rhodes, một số giáo sĩ Dòng Tên người Bồ, Ý đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt và chữ Quốc ngữ đã ra đời với tên tuổi của Francisco de Pina (người Bồ), Cristoforo Borri (người Ý), Gaspar de Amaral (người Bồ), Antonio Barbosa (người Bồ)... 

Công lao của A. de Rhodes là tổng hợp và hệ thống hóa những kết quả sáng tạo của những người đi trước để biên soạn bộ Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, dùng chữ Quốc ngữ soạn Phép giảng tám ngày. Sau một quá trình hình thành, tác phẩm của A. de Rhodes đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ trên các phương diện cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Hội thảo nhất trí cần nêu cao công lao đi đầu của các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ, người Ý và nhìn nhận, đánh giá cống hiến của A. de Rhodes một cách đúng mực, khách quan.

Vấn đề thứ hai là quan niệm coi sự ra đời của chữ Quốc ngữ gắn liền với hoạt động xâm lược của chủ nghĩa thực dân và là một công cụ của thực dân Pháp. Về lịch sử, chữ Quốc ngữ ra đời liên quan đến hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây, diễn ra trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp bắt đầu từ năm 1858. Trong công cuộc chuẩn bị và tiến hành xâm lược, có một số giáo sĩ đã liên kết với quân xâm lược, tham gia các hoạt động chuẩn bị như cung cấp thông tin, vận động giáo dân và có người trực tiếp dính dáng đến cuộc xâm lược, nhưng không thuộc về sự ra đời, tồn tại và phát triển của chữ Quốc ngữ.

Vấn đề thứ ba là quan niệm sự ra đời và phát triển của chữ Quốc ngữ trái với truyền thống văn hóa Hán Nôm, phá hoại di sản văn hóa dân tộc. Ở đây cần phân biệt tiếng nói và chữ viết. Tiếng Việt là tiếng nói của thành phần dân tộc đa số và cũng là tiếng nói chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt luôn luôn phát triển dù với chữ Hán - Việt, chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ. Cũng cần lưu ý là nhiều giáo sĩ phương Tây đã học chữ Hán và chữ Nôm. Thống kê sơ bộ qua các kho lưu trữ, trong thế kỷ XVII, văn học Thiên Chúa giáo bằng chữ Nôm có đến 4.200 trang với khoảng 1.200.000 chữ (Roland Jacques, Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội, 2007, tr.83). 

Nhưng so với chữ Nôm, rõ ràng chữ Quốc ngữ ghi âm theo hệ thống chữ cái Latin giản tiện hơn, khoa học hơn nhiều. Muốn viết và đọc chữ Nôm cần thành thạo chữ Hán và biết cách dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt theo một số nguyên tắc không giản đơn. Học chữ Hán để có trình độ và vốn từ ghi âm chữ Nôm mất ít nhất vài ba năm. Với chữ Quốc ngữ, chỉ cần vài ba tháng có thể thanh toán nạn mù chữ. Hơn nữa, chữ Quốc ngữ với hệ thống chữ cái Latin mở ra khả năng ghi âm vô cùng phong phú và dễ thống nhất. Trong thời đại toàn cầu hóa, chữ cái Latin vốn tính quốc tế nên chữ Quốc ngữ cũng rất thuận lợi cho hội nhập quốc tế. mang

Xét về mặt văn tự, chuyển từ chữ Hán, Nôm sang chữ Quốc ngữ là một thành tựu, một bước tiến trọng đại thúc đẩy sự phát triển của tiếng Việt và nền văn hóa dân tộc. Nhưng cần nói thêm, một sự thay đổi chữ viết là một sự đứt đoạn về tiến trình văn tự, ít nhiều có cái giá phải trả. Ai cũng có thể hình dung cả một kho tàng di sản văn hóa Hán Nôm do tổ tiên tích lũy qua bao nhiêu thời kỳ lịch sử nay kế thừa và phát huy như thế nào. Chúng ta đã và đang đào tạo một số cán bộ Hán Nôm để bảo quản, khai thác di sản này và từng bước dịch sách Hán sang tiếng Việt, phiên âm sách Nôm sang chữ Quốc ngữ. 

Nhưng có thể nói không bao giờ dịch hết di sản đồ sộ này vì không chỉ gồm một số sách thu thập trong thư viện mà còn tỏa rộng trên cả nước với những văn bia, gia phả, thần tích, địa bạ và các loại giấy tờ lưu giữ trong làng xóm, gia đình. Đó là chưa kể một thiệt thòi lớn là hầu hết dân ta ngày nay không biết chữ Hán, chữ Nôm nên đứng trước một ngôi đình, một đền miếu... với những câu đối, bức đại tự chữ Hán, tấm văn bia chữ Hán... không thể đọc và hiểu được! Nhưng so sánh thì cái giá phải trả so với cái được mà chữ Quốc ngữ đem lại lớn hơn nhiều lần và cần coi đó là một chuyển đổi lớn có ý nghĩa tiến bộ, tích cực. Đồng thời dù có người tiếc nuối chữ Hán Nôm nhưng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán Nôm đã là một thực tế lịch sử, một xu thế không thể đảo ngược.

Vấn đề thứ tư là tại sao trên cả vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á rộng lớn, chỉ có Việt Nam chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ. Từ giữa thế kỷ XVI sang đầu thế kỷ XVII, nhiều nhà truyền giáo Dòng Tên ở trung tâm Macao đi truyền đạo ở các nước đã dùng chữ cái Latin để học và ghi âm tiếng bản địa. Họ gọi chữ ghi âm đó là Romaji (Rôma tự). Từ giữa thế kỷ XVI ở Nhật Bản đã xuất hiện từ điển Bồ Đào Nha - Nhật Bản viết tay và đến cuối thế kỷ đã có từ điển Romaji in tại Nhật Bản. Trong lúc đó, người Nhật vẫn dùng chữ Hán - Nhật gọi là Kanji (Hán tự) và khoảng thế kỷ IX sáng tạo ra chữ Katakana và chữ Hiragana gọi chung là chữ Kana, mà chữ Romaji không thể thay thế được. Ở Trung Quốc, từ giữa thế kỷ XVI cũng có giáo sĩ Bồ Đào Nha soạn từ vựng Bồ - Hoa rồi đầu thế kỷ XVI có người soạn phương pháp học tiếng Hoa, nhưng cũng không thể phát triển thay thế chữ Hán. Ở Triều Tiên cũng sử dụng chữ Hán và dưới triều đại Choson (1492-1910), năm 1446, vua Sejong đã sáng tạo ra chữ Hangul trên cơ sở 28 chữ cái dùng cho đến ngày nay. Ở Đông Nam Á, cách ghi âm bằng chữ cái Latin cũng xuất hiện và không thay thế được chữ viết cổ truyền của các nước.

Tại Việt Nam, chữ Quốc ngữ cũng ra đời khoảng đầu thế kỷ XVII, nhưng cuối cùng đã phát triển và thay thế chữ Hán Nôm, trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Đây là hiện tượng độc đáo có một không hai trên cả khu vực. Lý giải hiện tượng này, tôi cho rằng việc các giáo sĩ phương Tây mà khởi đầu là các giáo sĩ Dòng Tên dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng bản địa là hiện tượng khá phổ biến trong học tập tiếng bản địa và dùng tiếng bản địa để giao tiếp và truyền giáo. 

Nhưng Romaji có vượt qua được giới hạn truyền giáo để phổ biến trong xã hội và trở thành văn tự quốc gia còn tùy thuộc nhiều điều kiện, quan trọng nhất là vai trò của nhà nước. Ở Nhật Bản và Trung Quốc, chính quyền các nước này không chấp nhận chữ viết dựa trên hệ thống chữ cái ngoại nhập này. Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ XIX chính quyền thực dân Pháp chấp nhận và sử dụng chữ những chuyển biến đưa chữ Quốc ngữ từng bước ra khỏi phạm vi truyền giáo, đi vào xã hội và thay thế chữ Hán, Nôm, trở thành chữ viết chính thức của nước Việt Nam.

Quốc ngữ bên cạnh chữ Pháp và tiếng Pháp. Cũng chính quyền Pháp vào đầu thế kỷ XX đã xóa bỏ dần chữ Hán và chữ Nôm trong hành chính và giáo dục. Từ đó, chữ Quốc ngữ có điều kiện phát triển và tầng lớp trí thức tân học, những nhà yêu nước đã nắm lấy phương tiện này trong các hoạt động văn hóa, mở rộng phạm vi sử dụng trong xã hội. Đặc biệt, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chữ Quốc ngữ được nhà nước Việt Nam độc lập sử dụng làm văn tự quốc gia. Đó là hoàn cảnh lịch sử và những chuyển biến đua chữ Quốc ngữ từng bước ra khỏi phạm vi truyền giáo, đi vào xã hội và thay thế chữ Hán, Nôm, trở thành chữ viết chính thức của nước Việt Nam.

YÊU SỬ VIỆT theo "Một số vấn đề về chữ Quốc ngữ"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)