Nguyễn Văn Vĩnh là ai? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Nguyễn Văn Vĩnh là ai? 

YEUSUVIET - Lịch sử hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ là một phạm trù rất rộng lớn. Bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, một giai đoạn khá dài để đặt dấu hỏi với những nhà nghiên cứu về quá trình tồn tại của loại chữ viết mới này của người Việt Nam, rằng vì sao, từng ấy thời gian, nhưng nó đã không phát triển để trở thành chữ viết chính thức cho một quốc gia, một dân tộc?!  

Bài liên quan

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, việc thứ chữ viết này được các nhân sĩ người Việt đem phổ cập và trở thành chữ viết chính thức của dân tộc Việt Nam, cần phải được xem là một kỳ tích trong lịch sử văn hóa nước nhà. Sự kiện quan trọng này đã xác nhận không phải bàn cãi vị thế của một dân tộc, tính độc lập của một nền văn hóa và là hệ quả của quá trình tiến hóa mang tính trí tuệ đối với một cộng đồng dân cư. Giá trị hiện hữu này đã vượt ra ngoài sự tính toán và ý đồ của những người Pháp thực dân khi phát động công cuộc canh tân này với một mục đích khác. Đặc biệt, Việt Nam là một đất nước triền miên phải đối phó với các cuộc xâm lăng và thôn tính của các dân tộc lớn hơn, ở gần lẫn ở xa và địa lý và lãnh thổ trong quan hệ với nước ta.  

Nhìn nhận ở góc độ văn hóa và lịch sử của chữ Quốc ngữ, không có một người bình thường nào lại phủ nhận tính tiện dụng và sự thuận lợi của thứ chữ viết tiếng Việt hiện chúng ta đang sử dụng, nếu đem so sánh với chữ Hán và chữ Nôm là thứ chữ mà dân tộc Việt đã sử dụng trước khi có chữ Quốc ngữ.  

Hệ thống lại quá trình ra đời và tồn tại của chữ Quốc ngữ, chúng ta biết rằng, trong quá khứ, việc sử dụng thứ chữ viết này suốt gần 300 năm kể từ khi nó ra đời, nó đã luôn bị giới hạn và chỉ được sử dụng từng phần trong cuộc sống của những người theo đạo Công giáo ở Việt Nam. Có thể thấy thông qua thực tế này, hình như chính những người chủ trương dùng thứ chữ này, vào giai đoạn lịch sử đó, cũng đã không tìm được hướng đi cho sự phát triển, sự quảng bá nhằm dành được vị trí cho đứa con tinh thần do họ đã đẻ ra. Mặt khác, nó phản ánh đúng bản chất của xã hội chính trị Việt Nam một thời, một xã hội đã chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng tập quán và lối sống phong kiến, mà chủ đạo của lối sống đó là tư tưởng Phật giáo và Nho học. 

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Nói giản dị với nhãn quan xã hội thuần túy, việc phá bỏ những thói quen cũ, lập một lối sống mới, khác hẳn... chắc chắn phải thông qua một cuộc đại cách mạng  Một khi đã là cách mạng, nhất thiết phải do những con người có tư duy đặc biệt hơn đa số, mới đủ sức dẫn dắt quần chúng, mới chịu được sức nặng của vận mệnh, để là kẻ nắm vai trò tổ chức, động viên cuộc cách mạng và đưa cuộc cách mạng đó đến bến bờ của sự thành công. Những người đã “vô tình” được định mệnh giao phó giữ vai trò “cầm quân” trong cuộc cách mạng văn hóa đó của lịch sử Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cần phải kể đến: ở miền Nam có Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. Ở miền Bắc có Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Quỳnh. 

Việc nhấn mạnh miền Nam và miền Bắc trong bối cảnh này là điều vô cùng hệ trọng, bởi lẽ sự khác biệt giữa hai miền về xã hội, về chính trị và văn hóa cách đây hơn 100 năm là thực sự hiện hữu. Chính sự khác biệt này là nguyên nhân đã tạo nên rất nhiều sự thuận lợi và sự bất lợi cho các nhà cách mạng khi thực hiện sứ mạng lịch sử của mình trong quá khứ, đặc biệt trong bối cảnh của một cuộc cách mạng có tính văn hóa. Do những tính chất riêng lẻ, những đặc tính riêng biệt của từng người lúc sinh thời, cũng như thân phận của các yếu nhân trong đời sống chính trị xã hội của họ, cùng với những va dập, thăng trầm của các hệ tư tưởng chính trị đã diễn ra trong lịch sử, chúng ta đã được biết ít nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của các bậc tiền bối đó. 

Riêng với Nguyễn Văn Vĩnh, theo chúng tôi, vì có quá nhiều lý do xã hội không cụ thể, cả vì những tư tưởng có tính định kiến nặng nề ở khắp các hệ thống chính trị của lịch sử, nên hậu thế chỉ được biết và hiểu từ những góc quan sát khác nhau, thậm chí có những khía cạnh mâu thuẫn với nhau, để lại những thắc mắc dai dẳng, lâu dài cho những người quan tâm và nỗi đau cho hậu duệ của ông.  

Bằng một mối nhân duyên với tiền nhân, những người làm cuốn sách này muốn đem lại một sự hiểu biết nhất định cho những ai quan tâm đến con người và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh, đến vai trò lịch sử, xã hội và chính trị của ông trong quá khứ.  

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Cuốn sách Nguyễn Văn Vĩnh là ai? tập trung những bài viết của những con người đã được xã hội Việt Nam trân trọng và tôn vinh trong lịch sử văn hóa Việt Nam như chí sĩ Nguyễn Văn Tố, nhà văn, nhà tình báo Vũ Bằng, nhà thơ Nguyễn Vỹ, GS.TS. Công Thị Nghĩa (bút hiệu Thu Trang)... Đặc biệt, chúng tôi trích phần lớn bài viết của giáo sư đại học người Mỹ Christopher E. Goscha, hiện đang giảng dạy tại Montreal-Canada, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử hiện đại Việt Nam, thể hiện sự hiểu biết uyên thâm không phải chỉ về cá nhân học giả Nguyễn Văn Vĩnh, mà cả những diễn biến xã hội ở Việt Nam trong thế kỷ XX. 

Hầu hết các bài viết chúng tôi sử dụng trong cuốn sách này đều được giữ nguyên văn và nguyên tác, điều này có thể làm cho một số độc giả trẻ sẽ ngạc nhiên về câu chữ cũng như cách hành văn tiếng Việt trong quá khứ. Chúng tôi cũng đưa vào phần hai của cuốn sách một số bài viết có tính đại diện về những người con nổi danh của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, nhằm giúp các độc giả phần nào hình dung được tính đa dạng của gia đình Nguyễn Văn Vĩnh. Việc ra đời cuốn sách này, là bước đi kế tiếp sau tác phẩm phim tài liệu lịch sử, ra đời năm 2007 “Mạn đàm về Người Man di hiện đại” và cuốn sách Lời của Người Man di hiện đại. Cuốn sách Lời của Người Man di hiện đại là cuốn sách đầu tiên của Nguyễn Văn Vĩnh tính từ ngày ông qua đời, tháng 5/1936. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)