Combo Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX và Ngàn Năm Áo Mũ ( Tặng Kèm Sổ Tay Xương Rồng).
YEUSUVIET - Đúng như tên gọi Ngàn năm áo mũ, công trình nghiên cứu là cuốn sách dày gần 400 trang mô tả sinh động về trang phục của người Việt trong gần 1.000 năm từ triều Lý đến triều Nguyễn (1009-1945).
Bài liên quan
>>> Đế quốc An Nam và người dân An Nam - Jules Silvestre
>>> Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài [PDF] - Alexandre de Rhodes
>>> Xứ Đàng Trong - Cristoforo Borri
>>> Sách "Vua Gia Long" - Marcel Gaultier - Chuyện về một Hoàng đế Thống nhất
>>> Tâm lý người An Nam - Người Pháp viết đúng hay sai?
>>> Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài [PDF] - Alexandre de Rhodes
>>> Xứ Đàng Trong - Cristoforo Borri
>>> Sách "Vua Gia Long" - Marcel Gaultier - Chuyện về một Hoàng đế Thống nhất
>>> Tâm lý người An Nam - Người Pháp viết đúng hay sai?
Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX
Công trình nghiên cứu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX của GS Lê Thành Khôi sau bao năm chu du ở Pháp và trên thế giới bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, đến nay đã về Việt Nam qua bản dịch của dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thừa Hỷ hiệu đính (Nhã Nam và NXB Thế Giới ấn hành).
Cuốn sách là sự kết hợp của hai công trình nghiên cứu mang tính kinh điển về lịch sử, văn hóa Việt Nam từng xuất bản tại Paris là: Le Viet Nam, Histoire et Civilisation (Việt Nam, lịch sử và văn minh, NXB Minuit Paris, 1955) và Histoire du Viet Nam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1858, NXB Sud - Est Asie, Paris, 1982).
Trong lời giới thiệu sách, GS Phan Huy Lê khẳng định: “Đây là hai công trình có giá trị khoa học cao, được sử dụng phổ biến trong các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu đào tạo về Việt Nam, đã gây ảnh hưởng sâu rộng trong giới học sinh, sinh viên, trí thức không chỉ ở Pháp và Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới, góp phần phổ biến một hình ảnh trung thực về lịch sử và văn hóa Việt Nam”.
Cuốn sách gồm 11 chương khái quát những nét cơ bản, khách quan về lịch sử Việt Nam qua nhiều giai đoạn thăng trầm. GS Lê Thành Khôi còn dành một chương sách để chỉ ra “tính cách dân tộc Việt Nam” - một yếu tố quyết định đến sự phát triển của lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt. Đó là ý chí độc lập, tự cường.
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Ngàn Năm Áo Mũ
Ngàn năm áo mũ với tiêu đề Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009 - 1945, là tên một cuốn sách khảo cứu về trang phục của người Việt Nam phát hành năm 2013, dày hơn 400 trang, Nhà xuất bản Thế giới và Công ty Nhã Nam phát hành, là kết quả sau "ba năm lao động trí óc" của tác giả Trần Quang Đức. Ngàn năm áo mũ giải thích các kiểu dáng và quy chế các loại áo mũ được sử dụng trong cung đình và dân gian Việt Nam trong giai đoạn từ 1009 - 1945, trải dài từ thời Lý tới thời Trần, Lê sơ, Lê trung hưng, Tây Sơn và cuối cùng là thời Nguyễn.
Thứ nhất, về trang phục cung đình, khảo cứu lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại Việt Nam, mô tả chi tiết nhiều dạng trang phục như bộ Tế phục áo Cổn mũ Miện của các vị hoàng đế, các bộ Triều phục, Thường phục Lương quan, Củng Thần, Ô Sa, Bổ phục của bá quan hay Lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan của hoàng hậu. Kế đến, khảo cứu miêu tả chi tiết những kiểu trang phục dân gian phổ biến, không biến động nhiều như kiểu áo giao lĩnh, áo tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của phụ nữ.
Theo báo Công an Nhân dân, "Mỗi triều đại, tác giả lại chia ra làm 2 phần lớn: trang phục thường dân và trang phục cung đình. Trang phục cung đình lại được chia ra nhiều mảng nhỏ: Trang phục hoàng đế (lễ phục, triều phục, thường phục, quân phục); trang phục bá quan; trang phục hậu cung; trang phục quân đội… Không chỉ đưa ra đầy đủ hình dáng, hoa văn, màu sắc, tác giả còn miêu tả tỉ mỉ các phụ kiện đi kèm như hoa cài mũ, đai lưng, chi tiết của hài…".
Sách dày hơn 400 trang, có nhiều hình ảnh minh họa, cả những bức tranh có cách đây 600 năm, hay những bức tranh của người Nhật vẽ người Việt Nam cách nay 400 năm. Tác giả cho rằng có hai tư tưởng lớn ảnh hưởng đến trang phục cung đình Việt Nam là tư tưởng Đế vương và quan niệm Hoa di (cho mình là người văn minh ở trung tâm), nền văn hóa cung đình ảnh hưởng lớn đến cấu trúc trang phục và trang phục của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của những quốc gia chung quanh, đặc biệt là từ Trung Quốc nhưng với tâm thức của người đứng ngang hàng.
YÊU SỬ VIỆT
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét