Thanh thực lục và giá trị sử liệu về quan hệ giữa Nhà Thanh và Nhà Tây Sơn. - Phần 2 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Thanh thực lục và giá trị sử liệu về quan hệ giữa Nhà Thanh và Nhà Tây Sơn. - Phần 2

Share This
Thanh thực lục và giá trị sử liệu về quan hệ giữa Nhà Thanh và Nhà Tây Sơn. .
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Trong các công trình nghiên cứu lịch sử đã công bố ở nước ta mấy chục năm qua, khi viết về cuộc xâm lược Việt Nam của nhà Thanh vào cuối năm 1788, hầu như rất ít đề cập vai trò chỉ đạo trực tiếp từ đầu đến cuối của Càn Long đối với cuộc chiến tranh này.

Ngay trong cuốn Quang Trung anh hùng dân tộc 1788-1792 của Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Thanh thực lục đã được tác giả sớm khai thác sử dụng tư liệu, song ba, bốn lần khi dẫn chỉ dụ của Càn Long gửi cho Tôn Sĩ Nghị về việc đánh Việt Nam thì Hoa Bằng lại trích dịch từ Đông Hoa toàn lục . Ngoại trừ trường hợp tờ dụ của Càn Long nói về chuyện ban sâm cho thân mẫu Quang Trung thì Hoa Bằng dẫn theo Thanh thực lục.

Nếu đọc trực tiếp Thanh Cao Tông thực lục, chúng ta sẽ thấy ngay từ khi nhận được các tờ tâu của Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh báo cáo có viên quan nhà Lê làm Đốc đồng Cao Bằng là Nguyễn Huy Túc đưa vợ con, gia quyến Lê Chiêu Thống xin vào trú ngụ ở Trung Quốc vì bị Tây Sơn chiếm mất kinh thành, Càn Long đã quan tâm vấn đề này (Dụ chỉ ngày 2-8-1788 dương lịch). Và sau đó, liên tục Càn Long ban các chiếu dụ, chỉ đạo từng bước kế hoạch, chủ trương đối với Việt Nam. Mặc dầu còn phải tính toán, cân nhắc kỹ, nhưng trong tờ Dụ thứ 2 ngày 25-8-1788 (dương lịch), Càn Long đã nghĩ tới việc đánh Việt Nam: “Nếu Nguyễn Nhạc trước sau vẫn ngoan cố chống lại, hoặc cuối cùng chiếm hết lãnh thổ An Nam, giết hại con cháu nhà Lê, không thể không mang quân của triều đình đi thảo phạt, thì đến lúc đó Trẫm sẽ tự có cách định đoạt”.

Từ Dụ chỉ đề ngày 2-8-1788 nêu trên, đến Dụ chỉ đề ngày 19-2-1789 (dương lịch), tức là thời điểm cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhà Thanh kết thúc đại bại, trong khoảng 7 tháng đó, Càn Long đã có 50 dụ chỉ, chỉ đạo Tôn Sĩ Nghị rất cụ thể các phương án cần ứng phó ở Việt Nam. Thậm chí, trong một ngày, thí dụ ngày 2-1-1789 (dương lịch), Càn Long ban xuống 2 Dụ chỉ (số 30 và 31). Trong Dụ chỉ thứ 2, Càn Long nói: “Nay truyền dụ cho Tôn Sĩ Nghị, chờ khi thu phục thành nhà Lê xong (tức Thăng Long), hãy ước lượng tình hình theo đó mà xử lý. Nếu như Lê Duy Kỳ (tức Lê Chiêu Thống) cho rằng Lê Duy Cận là bậc trên (tức chú Lê Duy Kỳ), khó ràng buộc, chi bằng đem y vào nội địa (tức Trung Quốc) cho ở yên tại Quảng Đông, Quảng Tây hoặc Vân Nam như thế ổn thỏa hơn. 

Theo lời tâu hôm nay, Phú Cương từ hướng Bạch Mã ra khỏi cửa ải, qua sông Đỗ Chú đến địa giới Đô Long của An Nam… Ô Đại Kinh hãy gấp mang quân tiến lên. Ta đã nhiều lần ra chỉ thị rõ ràng. Hôm qua Tôn Sĩ Nghị mới tâu về tin chiến thắng, quan binh hiện cách thành nhà Lê không quá 100 dặm, công lớn sắp thành, chỉ đợi cờ hồng báo tin chiến thắng trở về, sẽ đặc biệt ban ân gia thưởng to…”. Hoặc: “Xét lần này Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Thanh mang binh khỏi cửa ải, lần lượt tuân theo Trẫm chỉ thị, dũng cảm diệt giặc, chưa đầy một tháng đã thu phục được thành nhà Lê” (Dụ chỉ ngày 10-2-1788).

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Tôn Sĩ Nghị, vốn xuất thân quan văn, năm 1786, được cử làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, có tư tưởng bành trướng Đại Hán cộng với tham vọng muốn lập võ công hiển hách, nên cuối năm 1788 đã hăng hái đem quân sang xâm chiếm Việt Nam, dưới danh nghĩa “phù Lê”, “hưng diệt kế tuyệt”, nhưng cuối cùng đã bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh cho “không kịp đóng yên ngựa”, bỏ chạy thoát thân về nước.

Từ trước đến nay khi viết về thất bại của quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu 1789, chúng ta chỉ nói tới bại tướng Tôn Sĩ Nghị mà không biết rằng tổng chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam chính là Càn Long, người “ngồi trong màn trướng xa ngàn dặm” đã điều khiển và quyết định chiến lược, chiến thuật của cuộc chiến này. Qua sử liệu Thanh Cao Tông thực lục, dù đã được sử quan đời Gia Khánh tô điểm cho đẹp hơn tài mưu lược của Càn Long, song người đọc vẫn thấy rõ sự thất bại của quân Thanh ở Việt Nam, thật sự là thất bại của Càn Long.

Càn Long đã bị Quang Trung đánh bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam với tư cách là tư lệnh chỉ huy tối cao. 50 tờ chỉ dụ của Càn Long được ghi chép trong Thanh Cao Tông thực lục không chỉ khẳng định kết luận nêu trên mà nó còn cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin mới mẻ, thú vị, bổ sung cho các công trình sau này tiếp tục nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhà Thanh. Thí dụ, khi nói đến số tướng lĩnh nhà Thanh dưới trướng Tôn Sĩ Nghị sang đánh Việt Nam, sách báo của ta trước đây thường chỉ kể tên Hứa Thế Thanh, Ô Đại Kinh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thanh, Sầm Nghi Đống.

Qua Dụ chỉ đề ngày 10-2-1789 (dương lịch), chúng ta biết ngoài những viên tướng nêu trên, còn khá nhiều viên tướng khác. Trong Dụ chỉ nói: “Tôn Sĩ Nghị tâu, lúc đại binh vượt sông Phú Lương (sông Hồng) có 5 viên võ quan gồm Thủy sư Tham tướng Hứa Đình Tướng, cùng các Đô ty Phú Tang A, Lô Văn Khôi, Thiên tổng Vương Thành Kiệt, Bá tổng Trương Chấn Tường…, lại có Phó tướng Đức Khắc Tinh Ngạch, Du kích Vương Đàm phòng thủ phía sau…”.

Lâu nay khi nói về thất bại của Tôn Sĩ Nghị trước sức tấn công như sấm chớp của quân đội Tây Sơn vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789, sách báo của ta thường trích dẫn sử liệu Việt Nam. Nhưng nếu đọc Thanh Cao Tông thực lục, trong Dụ chỉ ngày 19-2-1789 (dương lịch) có dẫn lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, tự trình bày thất bại của mình trên chiến trường Việt Nam: 
… Rồi Lê Duy Kỳ (Chiêu Thống) nghe tin Nguyễn Huệ đích thân tới, sợ đến vỡ tim, vỡ mật, tay bế con nhỏ cùng với mẹ chạy trốn qua sông Phú Lương (sông Hồng)… Thần cùng Đề đốc Hứa Thế Thanh lại đốc suất quan binh quyết tâm huyết chiến, song không địch nổi, vì giặc quá đông, vây kín đại binh bốn phía. Từ đó thần và Hứa Thế Thanh không thấy mặt nhau nữa. Thần phá vòng vây, tiến thẳng tới cầu nổi, ra lệnh Tổng binh Lý Hóa Long qua sông để chiếm lấy bờ phía bắc. Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, chẳng may trượt chân rơi xuống nước, thần phải ra lệnh Phó tướng Khánh Thành quay đầu bắn súng chặn địch, rồi mang binh theo cầu nổi tới bờ phía bắc… Thần mang trọng trách không làm xong việc sớm, lần này lại bị giặc đánh chặn, xin được cách chức trị tội về việc điều binh sai lầm để làm răn. 

Ở Việt Nam, trong các nguồn sử liệu đương thời nói về quan hệ giữa nhà Tây Sơn và nhà Thanh, nhất là từ sau khi chiến tranh kết thúc vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789), có Bang giao hảo thoại, Bang giao tập của Ngô Thì Nhậm, Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích và Đại Việt quốc thư là những tài liệu quan trọng.

Bang giao hảo thoại và Bang giao tập là hai quyển sách (nằm trong Ngô gia văn phái) tập hợp các bài biểu, tấu, do Ngô Thì Nhậm, người đứng đầu phụ trách việc bang giao với nhà Thanh thời Tây Sơn, thay lời Quang Trung soạn thảo gửi sang triều Thanh cùng các thư, trát, công văn… Ngô Thì Nhậm trao đổi với Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An, Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh…

Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích cũng là cuốn sách ghi lại những văn kiện ngoại giao ông viết gửi cho nhà Thanh, trong thời gian ông được Quang Trung giao cho cùng Ngô Thì Nhậm lo liệu công việc đối ngoại với nhà Thanh.

Đại Việt quốc thư (không ghi tên người sưu tầm), là cuốn sách tập hợp các văn kiện bang giao giữa nhà Thanh đời Càn Long và nhà Tây Sơn đời Quang Trung vào năm 1789, sau khi chiến tranh kết thúc, chủ yếu nói về việc nhà Thanh cử sứ bộ (do Thành Lâm dẫn đầu) sang sắc phong cho Quang Trung cũng như công việc nhà Tây Sơn chuẩn bị đón tiếp sứ bộ nhà Thanh từ Lạng Sơn đến Thăng Long.  

Mấy tài liệu vừa dẫn ra ở trên sẽ là cơ sở để so sánh, đối chiếu với Thanh Cao Tông thực lục, xác định tính chân thực từ hai nguồn sử liệu của nhà Thanh và nhà Tây Sơn. Hai nguồn sử liệu này kết hợp với nhau sẽ là cơ sở giúp chúng ta dựng lại được lịch sử quan hệ giữa nhà Thanh đời Càn Long và nhà Tây Sơn đời Quang Trung, đặc biệt là quan hệ sau khi kết thúc chiến tranh một cách sống động, hấp dẫn, có độ tin cậy khoa học cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)