Lê mạt sự ký - Sự suy tàn của triêu Lê vào cuối thế kỷ XVIII - Nguyễn Duy Chính - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Lê mạt sự ký - Sự suy tàn của triêu Lê vào cuối thế kỷ XVIII - Nguyễn Duy Chính

Share This
Lê mạt sự ký - Sự suy tàn của triêu Lê vào cuối thế kỷ XVIII - Nguyễn Duy Chính.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Khi đề cập đến việc sụp đổ của Nhà Hậu Lê cuối thế kỷ XVIII, hầu hết các sử gia đều cho rằng việc vua Lê cầu viện Trung Hoa đem quân sang Đại Việt là nguyên nhân chính yếu. Việc nhờ vả ngoại bang lấy lại nước cho mình đã truất đi cái thiên mệnh đế vương. Thế nhưng sự việc không chỉ có thế mà còn ẩn giấu những lý do sâu xa hơn mà nếu đặt câu hỏi một cách tường tận, người ta sẽ nhìn thấy rất nhiều vấn đề để dẫn đến sự kiện "rước voi về giày mã tổ" này.


Sử Việt đương thời - hay đúng ra là sử quán triều Nguyễn, trong nỗ lực chính thống hóa việc vua Gia Long thống nhất sơn hà, lên ngôi hoàng đế đã tìm cách hạ thấp không chỉ đối thủ của ông là Nhà Tây Sơn mà còn phi nghĩa hóa cả triều Lê, triều đại trước đây vẫn được làm chỗ dựa tinh thần khi Chúa Nguyễn còn đang bôn ba phục quốc, cần tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Bắc hà. Cho tới năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Phúc Ánh vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng trên mọi văn thư chính thức. Việc hợp thức hóa tân triều  đạt được nhiều kết quả nên gần như suốt thế kỷ XIX, cựu triều Hậu Lê bị lãng quên, chỉ còn âm ỷ sâu trong tâm khảm một số nhà Nho hoài vọng nước cũ.

Lê Triều thì ít nhiều còn được nhắc đến, Tây Sơn hầu như hoàn toàn bị cấm kỵ. Nếu đôi khi được đề cập, hình ảnh duy nhất còn sót lại là chiến thắng Kỷ Dậu năm 1789, còn niên hiệu Cảnh Thịnh tuy kéo dài gần 10 năm, thì không mấy ai nhớ tới. Giới sĩ phu coi Triều Nguyễn là tiếp nối chính thức của triều Lê theo thứ tự Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Còn những thời kỳ ngắn ngủi xen kẻ như triều Hồ, Mạc hay Tây Sơn chỉ là những ngụy triều. Riêng Tây Sơn thì triều đình Nhà Nguyễn làm như họ không tồn tại trong lịch sử mà chỉ là một đám giặc lớn bạo phát bạo tàn nổi lên nhưng sau đó bị Chúa Nguyễn đánh dẹp.


Tuy nhiên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Nhà Nguyễn đã bỏ qua một giai đoạn từ năm 1789 đến năm 1802 khi vừa không công nhận Tây Sơn nhưng cũng lấy đâu ra chứng cứ đủ chứng minh Nhà Hậu Lê vẫn còn đang cai trị Đại Việt? Trong cùng một thời điểm, trên giải đất Việt Nam tồn tại nhiều thế lực địa phương không đồng bộ mà đầy mâu thuẫn, thế lực nào cũng tìm cách liên minh với bên ngoài để gia tăng sức mạnh theo nhiều cách khác nhau. Như torng tác phẩm "Sự nổi dậy của Nhà Tây Sơn" cũng đã đề cập đến việc liên kết, chính sách liên kết để xây dựng lực lượng quân sự của Nhà Tây Sơn. Ở Bắc Hà, triều đình Tây Sơn chinh phục những nhóm thiểu số phía Tây ở Vạn Tượng, Trấn Ninh và chuẩn bị vươn dài đến Miến Điện để chống với liên minh Xiêm La/Gia Định.

Riêng Chúa Nguyễn, vùng Gia Định trở thành trực liên kết hàng ngang với các vương triều Chân Lạp, Xiêm la, những cộng đồng di dân và những quốc gia ở xa hơn, đáng kể là các nước phương Tây đã thành lập đầu cầu ở Ma Cao, Manila và nhiều vùng phụ cận. Sự xuất hiện của số đống người Hoa xuống phương Nam vào thế kỷ XVII đã tạo một nền tảng kinh tế vững chắc cho liên minh quân sự này...

Trong bối cảnh chính trị, xã hội đầy nhiễu nhương thì sẽ tới lúc định đoạt của sự kết thúc và xuất hiện. Tác phẩm này được viết để từ những diễn biến nội tại của Đại Việt cuối thế kỷ XVIII, người đọc sẽ nhìn thấy Nhà Hậu Lê trong những năm tháng bị lịch sử lãng quên từ năm 1789 đến năm 1802 với tư cách là đời sống và sinh hoạt của những người lưu lạc nơi xứ người, vọng hoài cố quốc, nay đã vô can với biến chuyển của thời cuộc, đổi thay trong nước. Họ sống thế nào? Tâm tưởng họ ra sao? Nỗ lực của họ vì điều gì? Và có mấy ai biết được, dù sao chăng nước, Lê Chiêu Thống cùng bề tôi đến khi nhắm mắt, vẫn mang năng trong mình "một lòng Đại Việt".

YÊU SỬ VIỆT trích và biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)