Đế quốc An Nam và người dân An Nam - Jules Silvestre.
YEUSUVIET - Người ta đã viết rất nhiều về Vương quốc An Nam - một quốc gia Đông Dương thuộc Pháp, tuy nhiên, theo tác giả Jules Silvestre - các công trình có cơ sở vào thời điểm năm 1855 là rất hiếm. Có đầy dẫy những cuốn sách viết theo lối "Ấn tượng du hành" khi kể về những sự kiện được thấy và viết dọc đường; các tác giả thường mô tả về những quốc gia này theo những gì họ đã thấy ở Hạ Đàng Trong trước năm 1802 và vào thời tác giả xuất bản tác phẩm là Nam Kỳ thuộc Pháp, hoặc trong các chuyến du hành không có chủ ý ngang qua Trung Kỳ hoặc Bắc Kỳ chứ không dự phần vào biến động thời cuộc, họ lấy ngoại lệ để kết luận cho quy luật tổng thể, lấy phần bộ để thấy toàn cục.
Bài liên quan
Theo tác giả Jules Silvestre, đã có những sai lầm lớn, chẳng hạn như Hạ Đàng Trong chỉ là một thuộc địa của An Nam gần đây (khoảng hơn 200 năm). Là những người mới đến, dân An Nam đã pha trộn với những sắc dẫn tộc đã ở đó, trước khi lấn át hay đẩy lùi họ, và nếu dân An Nam đã bảo tồn hiển nhiên luật lệ và hầu hết các tập quán của họ, thì chắc chắn rằng phải có một thể chế đặc biệt được áp đặt để các phong tục lai tạp được xác lập, sau đó ghép thêm các tập quán gần như châu Âu, vì vậy cần phải chuyển sang một phạm vi quan sát khác, nếu muốn nghiên cứu người An Nam torng các thiết chế, đặc tính và phương cách riêng của họ.
Luật pháp của vương quốc, chuẩn mực trong quy tắc và thích đáng với khí chất và văn minh của người An Nam, đã hầu như không được áp dụng kể từ cái chết của Hoàng đế Thiệu Trị (1847). Người kế vị ông - Vua Tự Đức, cai trị nhờ vào các kẻ bầy tôi nhiều hơn là tư thân, và thật không may, đặc biệt trong những năm mà tác giả Jules Silvestre nhận biết, những lựa chọn của vua Tự Đức không được may mắn. Có lẽ chưa bao giờ sự mua chuộc dễ dãi, làm sai trái chức vụ, hoặc lãng phí đạt đến mức cao độ như vậy, và tình trạng đó từ cấp cao lan xuống đến hàng dân đen thấp nhất. Do đó, vào thời kỳ vua Tự Đức theo đánh giá của Jules Silvestre, việc bỏ bê luật pháp và nghĩa vụ, sự khinh nhờn chính quyền, các cuộc tấn công xâm phạm người và tài sản, tất cả đều dễ dàng hơn mà hậu quả của những hành vi sai trái này thường được viên chức công vụ sử dụng để tham nhũng.
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Tiếp đến, đi vào việc giới thiệu quyển sách, tác giả Jules Silvestre cho rằng tài liệu tham khảo về An Nam, lần đầu tiên được soạn thảo bởi Barbie du Bocage - nhà địa lý của Hoàng gia, phụ trách tuyển tập địa lý của thư viện Hoàng gia năm 1792; đã biên soạn năm 1867, tính ra có 470 đề mục và trong vòng 21 năm đến thời kỳ tác giả nghiên cứu viết ra tác phẩm này, số đề mục về An Nam đã tăng lên gấp đôi. Điều quan trọng nhất đã thôi thúc Jules Silvestre viết ra tác phẩm này, là vì trong 21 năm kể từ 1867, không có nhiều tác phẩm để nói lên sự hiểu biết của người Pháp đối với An Nam. Và vào thời điểm đó, chế độ bảo hộ của người Pháp đặt cho họ nghĩa vụ đảm bảo trật tự và thịnh vượng cho khoảng hai mươi triệu người châu Á, những chàng trai trẻ từ Pháp quốc mong muốn chuẩn bị lên đường đến Đông Dương cần nhìn thấy trước xứ sở này torng một tài liệu đáng tin cậy.
Vào thời người Pháp hoàn thành việc chinh phục, An Nam đã hình thành ba miền lớn: (1) ở phía bắc, Đàng Ngoài, Bắc Kỳ hoặc Đông Kinh; (2) ở trung tâm Đàng Trong hoặc kinh đô Huế và (3) về phía nam, Đồng Nai hoặc Nam Kỳ, tương ứng với những cái tên mà người Châu Âu thông dụng hay dùng là Tonkin, Cochinchine (Thượng và Trung) đúng nghĩa và Basse-Conchinchine (Hạ Đàng Trong) hoặc Kambodge thuộc An Nam. Bất kỳ tên gọi nào khác do đó có thể được coi là tùy tiện, nếu không thì cũng sai lạc; về cái tên Champa, nó không hơn gì một ký ức, và cái tên này chỉ xuất hiện torng các tước vị giám mục của Đức cha Taberd, năm mươi năm trước, vì lý do tôn trọng truyền thống, cũng như việc vua Sardaigne xưng là vua của Chypre và Jerusalem.
YÊU SỬ VIỆT
lược trích từ "Đế quốc An Nam và người dân An Nam - Jules Silvestre"
[QC] THẾ GIỚI DEAL. COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét