Huyết chiến Lũy Thầy - Thống nhất giang sơn - Đại mộng bất thành. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Huyết chiến Lũy Thầy - Thống nhất giang sơn - Đại mộng bất thành.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
Huyết chiến Lũy Thầy - Nguồn: Việt sử kiêu hùng

YEUSUVIET - Nếu như trong cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh, lần Đại chiến Thứ năm (1655 – 1660) được xem là cuộc chiến dài nhất, lớn nhất trong cuộc nội chiến Đại Việt này, cũng như là lần duy nhất quân Nguyễn chủ động đánh ra Bắc, làm chủ hoàn toàn vùng Nghệ An, xây đà Bắc tiến gần như rõ ràng và hoàn hảo nhất, thì trận chiến Thứ bảy năm 1672, chính là thời điểm diễn ra trận "Huyết chiến Lũy Thầy"Việt Sử Kiêu Hùng - trong khả năng tốt nhất của mình, đã mang đến cho những người yêu lịch sử Việt Nam thêm một lần thỏa cơn khát được nhìn thấy lịch sử Cha Ông trong thế giới phim ảnh.

Bài liên quan

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
Huyết chiến Lũy Thầy. Nguồn: Việt sử kiêu hùng

Như trên đã đề cập, cuộc Đại chiến lần Thứ năm giữa quân Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và quân Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là cuộc chiến lớn nhất trong giai đoạn này, cũng như lần đầu tiên chỉ dấu cho một bên có sức mạnh quân sự đủ thắng thế về mặt chiến lược để tiến tới thống nhất Đại Việt hiển hiện một cách rõ ràng nhất. Trong cuộc đại chiến lần Thứ năm này, quân Nam chiến được đất Tổ của Nhà Hậu Lê là vùng Nghệ An - vùng đất chiến lược mà Nghĩa quân Lam Sơn đà giành lấy và làm bàn đáp đuổi giặc Minh ra khỏi Đại Việt vào thế kỷ XV. Bởi vậy, lấy được Nghệ An cũng như Lê Thái Tổ tiến ra đồng bằng, Thái Tổ đuổi giặc Ngô, thống nhất đất nước thì lúc này, quân Nam cũng ôm mộng đuổi Trịnh, thống nhất giang sơn cho Nhà Hậu Lê như thế.

Năm 1655, bảy huyện Nghệ An ở phía nam sông Lam là Kỳ Hoa, Thạch Hà, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn, Hương Sơn, Thanh Chương về tay chúa Nguyễn, quân Trịnh cố sức lấy lại mà bất thành. Phải đến tháng 11 năm 1660, Trịnh Căn sau 3 năm lãnh binh Đàng Ngoài, biết bên Nguyễn các tướng bất hòa, quân lại bỏ trốn, Trịnh Căn sai Lê Thì Hiến và Lê Sĩ Triệt đánh huyện Nghi Xuân, Hoàng Nghĩa Giao và Nguyễn Năng Thiệu đánh huyện Thiên Lộc, phá tan quân Nguyễn. Quân Trịnh lấy lại bảy huyện ở Nghệ An mất từ năm 1655. Có thể nói tóm tắt rằng, quân Nguyễn từ Đàng Trong ra Bắc như vũ bão, giấc mộng thống nhất sơn hà ngày một rõ hơn là nhờ có Thuận Nghĩa hầu Nguyễn Hữu Tiến và Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật cầm binh, thì quân Trịnh từ Đàng Ngoài chặn được quân Nam, lấy lại đất Tổ Vua Lê là nhờ có Định Nam vương Trịnh Căn.

Sau cuộc chiến lần thứ sáu diễn ra trong mấy tháng của các năm 1661, 1662, quân Nguyễn nhờ lũy Trấn Ninh mà đẩy lùi được quân Trịnh, đuổi quân Đàng Ngoài đến tận sông Gianh thì cũng là lúc Trịnh Căn nhìn thấy được ý nghĩa chiến lược của Lũy Thầy do quân sư quân Nam là Đào Duy Từ dựng nên. Vì vậy, Lũy Thầy còn Đàng Trong còn, Lũy Thầy mất Đàng Trong mất, nên Trịnh Căn bỏ ra 10 nằm nuôi binh, sắm sửa khí giới chuẩn bị cho trận "Huyết chiến Lũy Thầy" sẽ buộc phải diễn ra.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
Huyết chiến Lũy Thầy. Nguồn: Việt Sử Kiêu Hùng
Sách lịch sử Việt Nam nên đọc:

Việt Sử Kiêu Hùng đã cực kỳ thành công khi tái hiện cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh thông qua trận chiến Thứ bảy năm 1672 với tên gọi "Huyết chiến Lũy Thầy". Chính trận chiến này đã thể hiện rõ ràng nhất tính chất bi kịch của một trong số ít cuộc nội chiến Việt Nam đẫm máu nhất, phi nghĩa nhất nhưng cũng thể hiện được ý chí, quyết tâm và hào hùng của từng người lính Việt của mỗi bên. Trịnh Căn trong phác họa hình ảnh một đế vương có tài cầm binh, đủ mưu kế để nắm thế trận trên chiến trường cũng là hình ảnh quân Đàng Ngoài binh hùng, tướng mạnh, quân đông, lương nhiều quyết tâm thống nhất sơn hà trong một trận quyết chiến chiến lược.

Ngược lại, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật đã bảy mươi tuổi vẫn cầm binh ra trận, được khắc họa bằng hình ảnh một lão tướng uy nghi, giọng đọc hào sảng, đầy khí phách của một chiến tướng từng tiến binh vượt sông Gianh, lấy đất Nghệ An trực diện Thăng Long thành... Nhưng trên hết, qua những đoạn ngắn của nền nhạc bi ai, những hình ảnh đầy cảnh giết chóc, máu và tiếng thét, tiếng la thất thanh của binh sĩ trên chiến trường đã tái hiện gần như rõ ràng nhất có thể về những nỗi đau "nồi da xáo thịt" - khi những người con Đại Việt lại cùng cầm gươm giáo giết nhau, cùng cầm súng đạn mà bắn nhau. Quân Nam quyết tử thủ, và Lũy Thầy là minh chứng hùng hồn cho sĩ khí của quân Nam.

Có một điều, mà dù đã cố gắng hết sức, chắc có lẽ Việt Sử Kiêu Hùng trong giới hạn phim diễn họa khó có thể truyền tải hết tất cả, đó chính là sự phi nghĩa đến khốn cùng của cuộc nội chiến "huynh đệ tương tàn" có lẽ là ác liệt, đẫm máu nhất nhì trong lịch sử Việt Nam. Nhưng cũng chính từ sự giới hạn đó, Việt Sử Kiêu Hùng đã làm được điều mà mấy mươi năm năm nay các nhà làm phim chuyên nghiệp, tâm huyết hay nghiệp dư chưa làm được: đó là đưa cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh bi hùng bậc nhất của Sử Việt vào thế giới phim ảnh và mang những cảm xúc chân thật nhất, hào hùng nhất, bi ai nhất đến với độc giả nói chung, người yêu Sử Việt nói riêng.

Mời Bạn cùng xem đoạn phim "Huyết chiến Lũy Thầy" do Việt Sử Kiêu Hùng xuất bản:


Thảo luận về "Huyết chiến Lũy Thầy" trên fanpage YÊU SỬ VIỆT tại đây.
YÊU SỬ VIỆT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)