Hoạt động truyền giáo của giáo sĩ Pháp, Bồ Đào Nha tại Đại Việt từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
YEUSUVIET - Về hoạt động truyền giáo, Bồ Đào Nha, vào năm 1523, những cuộc tiếp xúc truyền giáo giữa người Việt và người Bồ Đào Nha đã diễn ra, nhưng chỉ là những ý định bước đầu, mãi đến năm 1544 một giáo sĩ người Bồ là Fernão Mander Pinto đi qua xứ Bắc để tham khảo tình hình, đến năm 1556, Fernão Mander Pinto lại đi qua bờ biển Việt Nam và tiến hành cắm cột thánh giá ở Cù Lao Chàm (thuộc Quảng Nam ngày nay).
Bài liên quan
Dưới thời vua Lê Anh Tông, nhà vua cởi mở cho việc truyền đạo của các giáo sĩ, và cũng trong thời gian này, các giáo sĩ dóng thánh Phanxico đã gửi thư lên nhà vua để xin truyền giảng, cùng thời điểm, các giáo sĩ chưa xây dựng các tu viện ở Macao và Philippines. Tuy nhiên, không may mắn cho các giáo sĩ, là việc thiếu hụt các thừa sai khiến các giáo sĩ chần chừ, khất lại một thời gian nên việc truyền đạo không được tiến hành nhanh chóng và “bắt nhịp” cùng ý muốn của nhà vua. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì người ta vẫn tìm thấy những cột thánh giá ở Thanh Hóa.
Cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ thứ XVII, các giáo sĩ người Bồ còn truyền giáo ở cả Thăng Long, nhưng trong thời gian này, việc truyền giáo ở Macao và Philippines, Trung Quốc có nhiều bước tiến triển, và công cuộc truyền giáo ở Đại Việt thường xuyên liên lạc với các nơi này. Cũng chính từ công cuộc truyền giáo, các giáo sĩ phải tiến hành học tiếng địa phương, phiên âm và truyền giảng tiếng địa phương, đó là lý do để giáo sĩ Alexandre de Rhodes – một giáo sĩ người Pháp, hoạt động truyền giáo dưới danh nghĩa là giáo phận của Bồ Đào Nha đã dần hoàn thiện cuốn từ điển Việt-Bồ-La để dễ dàng trong việc truyền đạo, về sau, người Việt Nam từ nền tảng đó làm chữ Quốc Ngữ hoàn thiện như ngày hôm nay.
Hoạt động truyền giáo của Pháp, vào năm 1662, các thừa sai Pháp đã đến Xiêm, hoạt động truyền giáo ở đây được nhà vua Xiêm cởi mở, nguyên nhân chính là do chính sách ngoại giao mềm dẻo của người Thái, và một điều nữa là do nhà vua Xiêm hiểu rõ rằng là dân chúng Xiêm tôn thờ đạo Phật, đạo Phật đã vào trong máu thịt của người dân Thái, nên nhà vua một mặt cởi mở với các giáo sĩ phương Tây, một mặt tin tưởng vào nhân dân của mình vẫn chung thủy với Quốc đạo.
Trong thời gian ở Xiêm, những thông tin hiểu biết về Đại Việt được các giáo sĩ Pháp hiểu biết ít nhiều, về tôn giáo, về văn hóa và lối sống người Việt. Trong thời gian này, việc truyền giáo ở Đại Việt là hoạt động của Hội truyền giáo hải ngoại Paris (La Société des Missions Étrangerères de Paris - MEP) ra đời chính thức năm 1663. Hai năm sau kể từ ngày các giáo sĩ đến Xiêm – 1664, Louis Chevreuil được cử đến Đàng Trong, giáo sĩ này đã ra sức thuyết phục các địa phận quản hạt tại Đàng Trong công nhận địa vị của các giáo sĩ Pháp thay thế người Bồ Đào Nha. Nhưng công việc này không hề dễ dàng. Vào năm 1670, Lambert cũng được cử đến Đàng Trong để tiếp tục công việc mà Louis đã làm.
Đồng thời, giáo sĩ F.Deydier cũng được cử đến Đàng Ngoài. Trong thời gian này, chủ yếu là thiết lập địa vị của các giáo sĩ Pháp thay thế vị trí của Bồ Đào Nha, và thiết lập các giáo phận ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, việc đào tạo linh mục bản địa chưa được chú trọng. Đến đầu thế kỷ XVIII, cùng với những biến động về thương mại, hoạt động truyền giáo của MEP cũng có phần “khủng hoảng”, Giáo hoàng đã cử người đến để thay đổi tình hình đang diễn ra không mấy tốt đẹp ở đây. Ngoài tình hình khủng hoàng về người và phương tiện, thì công cuộc truyền giáo còn vấp phải sự cấm đoán từ phía chính quyền bản địa và những mâu thuẫn nội bộ giữa MEP, Dòng Tên và Dòng Phanxicô nhưng vẫn không mấy hiệu quả.
Đến cuối thế kỷ XVIII, việc “cấm đạo” càng diễn ra gay gắt ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, cùng với sự rút lui của thương nhân Pháp nên việc thâm nhập của người Pháp đối với Đại Việt giai đoạn này chỉ mang tính chất tạm thời, không hiệu quả như dưới thời của giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Bước sang đầu thế kỷ XIX, việc thâm nhập truyền giáo của Pháp được đánh giá trên vai trò của Pigneau de Béhaine, mặc dù việc liên hệ giữa giáo sĩ này với Nguyễn Ánh đã diễn ra ngay từ những năm cuối của thế kỷ XVIII, đến đầu thế kỷ XIX, việc can thiệp ngày càng sâu của giáo sĩ này với Nguyễn Ánh, sau này là giám mục Adran.
Một điều phải thừa nhận rằng là các giáo sĩ đã một phần mang khoa học kỹ thuật phương Tây đến Việt Nam như việc xây dựng kinh thành Huế với lối kiến trúc Vauban của Pháp, xưởng đúc tiền, các chiến hào quân sự và cách đúc súng đồng, mà ngày nay ta có Cửu vị thần công ở Huế, các tàu chiến, súng và kỹ thuật quân sự của Pháp... Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở Đại Việt diễn ra từ nửa đầu thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, hai nước phương Tây này đến Pháp trong thời gian dường như kế tiếp nhau. Mỗi nước có một phương thức riêng trong hoạt động thương mại và truyền giáo, nhưng cũng đã mang văn minh phương Tây vào Việt Nam bằng cách này hay cách khác.
YÊU SỬ VIỆT st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét