Diễn biến, kết quả Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Diễn biến, kết quả Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940.

Share This
Diễn biến, kết quả Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940..
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi Thường vụ Xứ uỷ ra Đề cương chuẩn bị bạo động(tháng 3/1940), công tác chuẩn bị khởi nghĩa được triển khai rất khẩn trương; các tổ chức phản đế xuất hiện nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn.Mít tinh, biểu tình liên tiếp nổ ra.Nhiều nơi địch đến đánh phá, Nhân dân nổi trống mõ, uy hiếp địch, bảo vệ cán bộ.Các đội tự vệ, du kích phát triển ngay trong những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, nhà máy đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ...Ở nông thôn, phần lớn các xã đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.Các cơ sở sản xuất vũ khí làm việc suốt ngày đêm.


Bài liên quan

Nhân dân quyên góp kim khí để đúc đạn;xuất hiện những cơ sở làm bom, lựu đạn xi măng, súng thô sơ ở Móp Xanh (Tân An), Bà U (Mỹ Tho), chùa Hòa Thượng Đồng (Rạch Giá)…Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu “không một đồng xu, không một người lính cho đế quốc chiến tranh” ngày càng lan rộng. Công tác binh vận được tổ chức ráo riết, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy. Tuy nhiên, vì kế hoạch khởi nghĩa bị địchbiết trước nên chúng lùng sục bắt bớ,giữ binh lính người Việt ở trong trại, tước vũ khí của binh lính phản chiến. 

Dù vậy, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳvẫn diễn ra theo đúng kế hoạch vào đêm 22 rạng sáng 23/11/1940.  Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại hầu hết các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần quyết liệt, mạnh nhất là ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long... Lực lượng vũ trang và quần chúng đã nổi dậy tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bốt, tiến đánh một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu, đường...Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập.Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng và trong nhiều cuộc biểu tình.Bọn phản cách mạng bị xét xử.

Ruộng, thóc của địa chủ phản động được chia cho dân cày nghèo. Ở Hóc Môn, dưới sự chỉ huy của đồng chí Mười Đen - Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ,quân du kích và hàng nghìn đồng bào kéo đến vây công đồn, chặn đánh địch tiếp viện ở Cầu Bông,giết chết tên Chánh xứ tỉnh Tây Ninh, thu được hơn chục súng trường. Do quân của địch kéo đến nhiều, du kích không chiếm được đồn, tạm rút lên Truông Mít, Tây Ninh. Tại Chợ Lớn, du kích tập trung ở Đức Hoà, Trung Quận, Cần Giuộc, mỗi nơi khoảng 400 đến 500 người. Ở Đức Hoà, quân du kích đánh tan toán lính địch tại Giồng Đa, giết chết tên đầu sỏ phản động. Tại Trung Quận, du kích cùng Nhân dân diệt tề, trừ gian, lập chính quyền cách mạng ở các xã dọc hai bên đường xe lửa. 

Ở Bến Lức, quân du kích dùng mưu dụ lính ra khỏi đồn, xông vào chiếm đồn lấy súng. Tại Cần Giuộc, du kích do đồng chí Nguyễn Thị Bẩy, Tỉnh uỷ viên chỉ huy, cùng Nhân dân đánh chiếm trụ sởhội tề, tịch thu sổ sách, bằng triện, lập chính quyền cách mạng ở các xã Phước Lai, Phước Vĩnh Đông, Tân Lập,Long Hậu, Long Đức.  Tại Vĩnh Long, quân du kích Vũng Liêm đánh chiếm quận lỵ, công đồn. Quân địch hoảng sợ bỏ chạy, nghĩa quân lập Ủy ban cách mạng và giữ được đồn trong ba ngày. Tại Tân An và Mỹ Tho, các xã thuộc hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông và hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, chính quyền đều về tay Nhân dân. Hàng nghìn du kích dưới sự lãnh đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Mỹ Tho đã tiến đánh nhiều nơi, mở rộng vùng giải phóng. 

Chỉ tính riêng hai quận Châu Thành và Cai Lậy, ta đã giải phóng được 54/56 xã.Lo sợ trước phong trào nổi dậy ở Mỹ Tho, ngày 14/12/1940 địch phải dùng thủy, lục, không quân tiến công nhưng mãi đến 14/1/1941 chúng mới chiếm lại được các đồn, bốt.Trong tình thế đó, quân du kích tạm rút vào Đồng Tháp Mười.Mỹ Tho là nơi giữ được chính quyềnlâu nhất. Ngay từ khi được tin Nam Kỳ khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra thông báo khẩn cấp, chỉ thị cho các địa phương “chia lửa” với Nam Kỳ. Từ việc rải truyền đơn, bãi khóa, bãi thị đến việc phát động du kích, nếu có điều kiện phá đường, cầu cống ngăn quân thù đàn áp. 

Nhưng thực dân Pháp khủng bố khốc liệt, càn quét các vùng khởi nghĩa, tiêu diệt chính quyền cách mạng, cho máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Tính từ ngày 22/11 đến ngày 31/12/1940, thực dân Pháp gây ra hơn 5.000 vụ bắt bớ; hàng ngàn người bị xử tử, tù đày, tra tấn vô cùng tàn bạo.  Tháng 12/1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui cuộc khởi nghĩa để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng căn cứ U Minh và Đồng Tháp Mười. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dập tắt.Thực dân Pháp nhân cơ hội này xử bắn nhiều đồng chí cán bộ kiên trung của Ðảng bị bắt từ trước khởi nghĩa, như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Phan Ðăng Lưu...

LÊ BÌNH NGÔ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)