Thánh Dực Dũng Nghĩa - Bức tường sắt bảo vệ Đại Việt trước quân Mông - Nguyên. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Thánh Dực Dũng Nghĩa - Bức tường sắt bảo vệ Đại Việt trước quân Mông - Nguyên.

Share This
Thánh Dực Dũng Nghĩa - Bức tường sắt bảo vệ Đại Việt trước quân Mông - Nguyên.
Thánh Dực Dũng Nghĩa - Bức tường sắt bảo vệ Đại Việt trước quân Mông - Nguyên.
Ảnh minh họa, mô phỏng theo tượng giáp chùa Long Đọi và hình tượng chiến binh trên bình gốm nâu Lý - Trần. - Hoạ sỹ Ấm Chè

YEUSUVIET - Nhà Trần sắp bước vào trận huyết chiến. Ngai vàng Họ Trần mới vừa xây xong đã sắp vội đương đầu với con sóng dữ từ phương Bắc. Con sóng dữ đó đã cuốn phăng triều Nhà Nam Tống của người Hán cùng Nhà Tây Hạ, Nhà Kim xa hơn về phía Bắc. Những vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp từ Á sang Âu, giẫm đạp không chỉ người mà đến từng ngọn cỏ nhỏ nhất của những vùng đất chúng đi qua, tất cả đều trờ thành bình địa. Trong cái khốn cùng của viễn cảnh nhất định có trận huyết chiến một mất - một còn đó, lại không làm cho chàng trai trẻ Quốc Tuấn cảm thấy lo âu, cả Thái sư Trần Thủ Độ và triều đình Họ Trần, cũng thế.

Bài liên quan
>>> Lý Chiêu Hoàng - Vị vua có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam!
>>> Quốc sử tạp lục - Nguyễn Thiệu Lâu - Khai Trí [PDF]
>>> "Trúc Lâm Đại Sĩ" Trần Nhân Tông - Vị vua, vị cư sĩ độc nhất của Sử Việt.
>>> Trần Nguyên Hãn có mưu đồ tạo phản với Lê Thái Tổ hay không?
>>> Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung - Người mở mang cơ nghiệp Nhà Trần.


Năm trước, khi tung thám quân sang đất Đại Lý để nắm tình hình chiến sự, thám quân báo về tin chẳng mấy tốt lành, khi cho hay triều đình của Thiên Định Hiền Vương Đoàn Hưng Trí chẳng còn mấy chút hơi tàn trước vó ngựa Mông Cổ hung hãn. Qủa nhiên vậy, năm sau - năm 1254, quân Mông Cổ tiến vào kinh đô Thành Đại Lý, tiếng chuông chùa Sùng Thánh vang gõ liên hồi trong oai lệ, nước mắt lầm than và đau đớn cho kết thúc vĩnh viễn của một vương triều từng là đối địch với Đại Việt. Đại Lý mất, Họ Đoàn mất nước, bước đi chiến lược đầu tiên đã xong, giờ chỉ còn đưa binh về phương Nam, xóa sổ Đại Việt, chiếm lấy ngôi báu Họ Trần, tạo thế gong kiềm, từng bước bóp chặt Nhà Nam Tống và thôn tính cả Trung Hoa chỉ còn cách một bước chân lên Đại Việt nhỏ bé!


Ấy thế mà, cả một câu chuyện dài được tính toán kỹ lưỡng, ngỡ chẳng sai xót được vào đâu và sẽ nhanh chóng hoàn thành trong chớp mắt, lại khó khăn đến kỳ lạ. Đến nỗi, khi Đế chế Mông Cổ đã trải dài khắp từ Á sang Âu, Vương triều Đại Nguyên đã sừng sững ngự trị sau khi thống nhất toàn cõi Trung Hoa lục địa, nhìn xuống phía nam khi thấy quốc gia nhỏ bé Đại Việt của Họ Trần vẫn nằm ngoài cái đế chế ấy, chỉ khiến các Đại hãn Mông Cổ và Hoàng đế Trung Hoa tưởng mình nhìn nhầm, nhưng thực chất lại là thực tế phủ phàng: có hung hãn và hùng mạnh đến mấy, Đế quốc Mông Nguyên cũng không thế xâm lược được Đại Việt nhỏ bé này!


Đó là bởi vì trong đến tận 3 lần xâm lược Đại Việt của quân Nguyên - Mông, các vị vua vĩ đại của đế chế hùng mạnh này không thể tin được rằng mình lại có một kẻ địch đối đầu gan góc và dũng mãnh như thế. Cứ mỗi lần đại quân thiên triều ngửi thấy xa giá Quan gia Họ Trần ở đâu, liền dốc hết tinh binh, đại binh nhằm kéo tới để bóp nghẹt sĩ khí Đại Việt ngay lập tức cho thỏa cơn thèm khát điên cuồng, thì y như rằng những "kẻ đó" lại lừng lững xuất hiện phía trước Hoàng gia Đại Việt như bức tường sắt không gì có thể xuyên thủng nổi. Khi những vó ngựa hung hãn đã nhìn thấy thiên tử Đại Việt đang tự mình thúc trống nơi Bình Lệ Nguyên, khi những tàu chiến đã nhìn thấy bóng dáng thuyền Rồng, những vó ngựa đã đuổi đến như vũ bão Hoàng gia, thì bức tường sắt mang tên: Thánh Dực Dũng Nghĩa, lại lừng lững như từ dưới đất chui lên, từ trên trời rơi xuống hay đại loại như chợt biến hình, xuất hiện cản bước tiến thần tốc của Đế chê!


Thánh Dực Dũng Nghĩa - Bức tường sắt bảo vệ Đại Việt trước quân Mông - Nguyên.


Họ - Thánh Dực Dũng Nghĩa, là những Chiến binh Đại Việt được triều đình nuôi dưỡng từ tấm bé hay từ trong những ngày chưa đủ trưởng thành. Triều đình Nhà Trần đã nuôi dưỡng, hay đúng hơn là cưu mang cho những số phận có phần bất hạnh, cho những số phận biết mình lầm đường, lạc lối nhưng may mắn đã tìm thấy nơi nương tựa. Họ được sinh ra giữa cuộc đời nhưng lại không được cuộc đời đối xử công bằng như bao đứa trẻ khác. Họ lớn lên trong sự khinh bỉ, xem thường và xua đuổi của người xung quanh cho đến ngày các Vương hầu Họ Trần được số phận sắp xếp đến với họ, cưu mang họ và giúp họ làm lại cuộc đời, giúp họ được sống làm con người, thật sự!


Chính vì thế, họ - những Chiến binh Thánh Dực Dũng Nghĩa, những con người không chỉ mang trên mình một từ "Sát Thát" nhưng còn mang trên mình một từ quyết tử: Nước Việt còn, Họ Trần còn, thì còn Thánh Dực Dũng Nghĩa - Thánh Dực Dũng Nghĩa mất, Họ Trần mất, Nước Việt mất. Bởi thế, với họ, mỗi một ngày sống là mỗi một ngày quyết tử cho tồn vong không chỉ của Họ Trần, mà còn của cả Đại Việt. Vậy cho nên, những huyền thoại của vó ngựa Mông - Nguyên hung hãn giày xéo bất cứ nơi nào chúng đi qua từ Âu sang Á, làm cớ gì cho Thánh Dực phải lo sợ? Phì cười! Đại Việt này đâu dễ để cho quân Mông Cổ muốn làm gì thì làm! Hoàng gia Họ Trần đâu phải dễ để cho Mông Cổ muốn bắt là bắt!


Trong từ “Thánh Dực” thì Dực là đôi cánh, “Thánh Dực” nghĩa là đôi cánh Thần Thánh vậy. Trong 3 lần đối mặt với vó ngựa Mông Cổ, đội quân này đều trải qua những trận đánh đáng chú ý, cho thấy sự thiện chiến của họ. Thánh Dực Dũng Nghĩa trung thành tuyệt đối với vua vì họ đa số là tử tù hoặc là tội phạm nguy hiểm nhất; vua không xử tử mà ban mạng sống để họ cống hiến cho quốc gia. Nhưng không phải để lập công chuộc tội vì lập công không được thưởng (chết còn không được lập bia mộ); mà để thỏa chí tung hoành thiên hạ. Đối với kẻ từng chọc trời khuấy nước; không thân không thích, chẳng ai đoái hoài như họ thì mạng sống chỉ có ý nghĩa khi được sống với dã tính điên cuồng trên chiến trường. Vì đó mới chính là họ.


Thánh Dực Dũng Nghĩa - Bức tường sắt bảo vệ Đại Việt trước quân Mông - Nguyên.


Trong ba lần đại thắng quân Mông - Nguyên, Thánh Dực Dũng Nghĩa đã hoàn thành sứ mệnh lớn nhất trong lịch sử tồn tại của mình với dân tộc. Chính những chiến binh này là lực lượng tinh nhuệ nhất, thiện chiến nhất, góp sức quan trọng nhất trong những thời điểm nguy nan cận kề nhất.


- Trận Thiên Mạc : 1000 quân Thánh Dực dưới sự chỉ huy của Trần Bình Trọng đánh cầm chân kỵ binh Mông Cổ suốt một ngày để vua Trần kịp rút lui và đã hy sinh đến người cuối cùng. Chủ soái của họ Trần Bình Trọng cũng lưu danh sử sách với câu nói bất hủ: "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" 


- Trận Bạch Đằng lần 3 : sau hơn 12 giờ giằng co với hạm đội của nhà Nguyên, quân Thánh Dực Dũng Nghĩa dưới sự chỉ huy của Nguyễn Khoái đã mở mũi xung kích đúng lúc khi nước triều rút. Thuyền quân Nguyên bị vướng cọc không di chuyển được và trở thành miếng mồi ngon để tiêu diệt. Kết quả là 6 vạn quân Nguyên bị loại khỏi vòng chiến, đại tướng Ô Mã Nhi bị bắt sống.


Dù xuất thân nghèo hèn không nơi nương tựa, thậm chí có người vì nghèo khó mà phải phạm tội, nhưng khi được trọng dụng, những con người trong đội quân Thánh Dực đã quả cảm chiến đấu đến cùng vì Triều đình và Giang Sơn Xã Tắc, không màng đến sống chết của bản thân, góp công to lớn giúp Đại Việt 3 lần đánh bại đội quân hùng bá khắp thế giới, viết nên trang sử xán lạn nhất trong lịch sử Đại Việt.

Nguyễn Phúc Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)