Phim lịch sử Việt Nam - Khát vọng Thăng Long - Chuyện về một khát vọng cho phim Sử Việt.
YEUSUVIET - Nền phim ảnh cổ trang nói chung và phim lịch sử Việt Nam nói riêng còn rất ít và hầu như không có những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao, nhằm khắc họa lại cuộc đời, sự nghiệp của những vị Vua hay Anh hùng nước Nam. Trong bối cảnh đó, nhằm chào mừng đại lễ "Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội 1010 - 2010", bộ phim "Khát vọng Thăng Long" đã được công chiếu như cơn mưa rào tưới mát miền đất phim lịch sử Việt Nam đầy cằn cỗi. Tuy nhiên, như nhiều bộ phim Sử Việt khác, luôn gặp phải sự bình luận, đánh giá của cánh báo chí, cũng như "những chuyên gia trên mặt báo", Khát vọng Thăng Long bị đắp chiếu... khá lâu.
Bài liên quan
Khát vọng Thăng Long là bộ phim nhựa lịch sử Việt Nam mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Phim lấy bối cảnh nước Đại Cồ Việt cuối thế kỷ 10. Bộ phim kể về cuộc đời của Lý Thái Tổ, vị vua đã có công dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Lớn lên và trưởng thành dưới mái chùa yên tĩnh, ngay từ nhỏ Lý Công Uẩn (Quách Ngọc Ngoan) đã thể hiện mình là một người có chí khí, có tầm nhìn xa và một tấm lòng quảng đại. Nhận thấy điều này, sự Vạn Hạnh giới thiệu cậu vào triều đình để giúp đỡ nhà vua. Ngay trong lần nhập cung, Lý Công Uẩn đã kết giao tình bằng hữu với Long Đĩnh (Vũ Đình Toàn), người đang được nhắm tới chức Thái Tử. Nhưng khi vua Lê Đại Hành qua đời, 4 hoàng tử lập tức tranh giành ngôi báu khiến cả quốc gia chìm trong khói lửa chiến tranh. Chứng kiến cảnh dân chúng lầm than, vô số người chết vì cuộc chiến phi nghĩa, không còn cách nào khác Lý Công Uẩn phải đứng lên đem lại hòa bình cho đất nước.
Lý Công Uẩn trong phim “Khát vọng Thăng Long” từ nhỏ đã bộc lộ khí chất hơn người, giỏi võ và giàu lòng vị tha. Cậu bé lớn lên nơi cửa Phật, dưới sự dìu dắt của Quốc sư Vạn Hạnh. Sớm nhận thấy tấm lòng quảng đại khác biệt của Lý Công Uẩn, Sư Vạn Hạnh quyết định đưa học trò vào triều. Đây cũng chính là ước nguyện của Lý Công Uẩn, bởi cậu bé tin rằng đến với triều đình chính là cơ hội để được giúp người đời nhiều hơn.
Sau khi Vua Lê Đại Hành mất, các hoàng tử bước vào những cuộc thanh trừng đẫm máu nhằm tranh giành ngôi báu. Hoàng tử Long Việt kế vị ngai vàng chưa được 3 ngày thì bị chính người em trai là Long Đĩnh giết chết, cướp ngôi. Những tội ác phía sau cánh cửa cung cấm đã làm tan vỡ ảo mộng về một triều đình anh minh mà Lý Công Uẩn từng hình dung. Ông rời cung, mặc cho Long Đĩnh ra sức giữ lại. Nhưng rồi sự lầm than, khốn khổ của dân chúng đã khiến Lý Công Uẩn thay đổi. Ông ngẫm ra rằng phải phò vua bình thiên hạ thì mới an dân. Sát cánh cùng ông là nàng Dạ Hương, một người luôn yêu thương và sẵn sàng hi sinh vì ông.
Xoay quanh cuộc đời Lý Công Uẩn, phim tái hiện sinh động đời sống sinh hoạt, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của người dân Việt 1.000 năm trước. Đoàn làm phim đã phục dựng và sử dụng những địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Đăk Lăk... làm trường quay. Bằng việc dùng cố đô Hoa Lư làm trường quay chính cùng các điểm Hà Nội, Huế, Dăk Lăk, bộ phim đã đưa người xem sống lại lịch sử 1.000 năm trước, ngay chính tại mảnh đất Đại Cồ Việt xưa chứ không phải một nơi xa lạ nào khác.
“Khát vọng Thăng Long” là một bản hùng ca hào sảng về lịch sử, cốt truyện phim hấp dẫn, kịch tính nhưng không kém phần lãng mạn. Các cảnh quay hành động, chiến trường, võ thuật... do đạo diễn võ thuật Johny Trí Nguyễn chỉ đạo thực hiện khá gay cấn, hấp dẫn.
YÊU SỬ VIỆT tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét