"Trúc Lâm Đại Sĩ" Trần Nhân Tông - Vị vua, vị cư sĩ độc nhất của Sử Việt.
YEUSUVIET - Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông có lẽ là vị hoàng đế độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, nếu xét về tài năng và đóng góp của Ngài cho Dân tộc. Là một hoàng đế, Ngài đã lãnh đạo quân dân Đại Việt kiên cường vượt qua hai cuộc xâm lược của đế chế Mông - Nguyên hung hãn nhất thế giới lúc bấy giờ. Là một người yêu thích triết lý Phật giáo, Ngài đã sáng lập thiền phái "Trúc Lâm Yên Tử" - một dòng thiền mang đậm nét văn hóa và lịch sử dân tộc Việt với tinh thần nhập thế.
Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh minh họa: Việt Sử Kiêu Hùng |
Bài liên quan
Tháng 1 năm 1258, quân Mông Cổ sau khi thôn tính xong Đại Lý ở phía Bắc, muốn lấy tiếng mượn đường Đại Việt để đánh dẹp nhà Nam Tống đang cai trị phía Nam Trung Hoa. Nhìn thấy dã tâm xâm lược của đế quốc hung hãn bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, hoàng đế Trần Thái Tông và thái sư Trần Thủ Độ đã kiên quyết từ chối và đánh bại hoàn toàn cuộc xâm lược đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258 này.
Đến tháng 12 năm 1258, Trần Nhân Tông chào đời, Ngài có tên thật là Trần Khâm và là con của hoàng đế Trần Thánh Tông cùng hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm Trần Thị Thiều. Sinh ra trong dòng dõi đế vương và trong buổi đầu Họ Trần lập nghiệp, Ngài được thấm nhuần các tư tưởng an dân, trị nước và lấy gốc rễ yên dân để trị vì Đại Việt. Chưa tròn 20 tuổi, năm 1278, ông được Trần Thánh Tông nhường ngôi hoàng đế Đại Việt, chính thức cùng vua cha cai quản đất nước. Suốt cuộc đời Ngài là hiện thân cho tinh thần Đại Việt kiên cường chống ngoại xâm, xây dựng đất nước cường thịnh và phát huy tinh thần nhập thế của Phật giáo bằng việc sáng lập thiền phái "Trúc Lâm Yên Tử".
Dấu ấn đậm nét nhất của Trần Nhân Tông chính là việc đoàn kết quân dân Đại Việt trên dưới một lòng, hai lần đánh bại quân xâm lược Nhà Nguyên vào các năm 1285 và 1287. Đế quốc Mông Cổ đã thôn tính và đô hộ hoàn toàn Trung Hoa, Cao Ly, các nước Trung Á, Tây Á rồi thành lập triều đại Nhà Nguyên hay Đế quốc Đại Nguyên với diện tích lãnh thổ rộng hơn 14.000.000km2 và tồn tại gần 100 năm ở phía Bắc Đại Việt. Với sự hung hãn và thiện chiến, Đại Việt nhỏ bé trong mắt nhìn của Đế quốc Mông Cổ chẳng khác nào một cái gai cần sớm gỡ bỏ đề hoàn tất thống nhất Châu Á bằng việc mở đường xâm chiến toàn bộ Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, Nhà Trần đã đứng vững và hai lần kháng chiến quyết định vào các năm 1285, 1287 đã góp phần không nhỏ chặn đứng những "Vó ngựa Tác-ta".
[ADS] THẾ GIỚI DEAL.COM
Tháng 1 năm 1285, Thái tử Trấn Nam Vương Thoát Hoan vượt biên giới Đại Việt, quân Nguyên - Mông như cơn cuồng phóng cuốn bay mọi thành trì phòng thủ của quân đội Đại Việt, Hưng Đạo Vương phải rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng. Trần Nhân Tông nhận tin thì hết sức lo lắng, vội lên đường đến Vạn Kiếp và lệnh cho vương tộc các lộ về hội quân. Nhìn thấy trùng trùng, lớp lớp dân quân Đại Việt hội về chỉ hơn 20 vạn quân nhưng sĩ khí "Sát Thát" bừng bừng trong từng ánh mắt người lính, hoàng đế Trần Nhân Tông cảm thán đề 2 câu thơ ở cuối thuyền rồng để động viên tinh thần tướng sĩ:
Cối Kê việc cũ người nên nhớ,Hoan Diễn kia còn chục vạn quân.
Trải qua hơn nửa năm phải rút khỏi kinh đô rồi xuôi ngược khắp các vùng Nam-Bắc để giữ vừng quân lực, chờ đợi thời cơ phản công, đến tháng 6 năm 1285, Trần Nhân Tông nhận thấy thời cơ phản công đã đến, liền lãnh đạo quân đội Đại Việt quyết chiến tại trận Tây Kết, chém đầu nguyên soái Toa Đô, góp phần phải khiến Trấn Nam Vương Thoát Hoan hoảng sợ phải vội bỏ Thăng Long chạy lên biên giới, chui vào ống đồng để toàn mạng về nước. Tháng 7 năm 1285, Trần Nhân Tông cùng Thượng hoàng Trần Thánh Tông ca khúc khải hoàn tiến vào Thăng Long.
Trong ba lần đại thắng quân Nguyên - Mông, cuộc chiến kéo dài đến 6 tháng vào năm 1285 là cuộc chiến cam go nhất, trường kỳ nhất vì quân Nguyên - Mông đã cử chính Thái tử Thoát Hoan sang xâm lược Đại Việt với những chính sách chiêu dụ, chiêu hàng và quân lương, quân lực chuẩn bị vô cùng hùng hậu. Tuy nhiên, trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3, tiếp tục dưới sự lãnh đạo của hoàng đế Trần Nhân Tông và trực tiếp điều hành quân đội Đại Việt của Đức Thánh Trần đã hoàn toàn nhấn chìm dã tâm xâm lược Đại Việt của người Nguyên vĩnh viễn dưới biển lửa Bạch Đằng...
>>> Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
>>> Luận văn thạc sĩ "Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay."
>>> Luận văn thạc sĩ "Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay".
>>> Luận văn thạc sĩ “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” [PDF]
>>> Các loại đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013
>>> Luận văn thạc sĩ "Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay."
>>> Luận văn thạc sĩ "Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay".
>>> Luận văn thạc sĩ “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” [PDF]
>>> Các loại đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013
Sau khi đại thắng Nguyên - Mông lần thứ ba năm 1288, Trần Nhân Tông cùng vua cha và triều đình ra sức không chỉ xây dựng lại đất nước vừa qua cơn binh đao mà còn thưởng phạt công minh, có lý, có nhân nghĩa để làm sao không gây ra mối họa chia rẽ trong quốc gia. Trải suốt hơn 10 năm, đến năm 1299, lúc này đã là Thái thượng hoàng, Trần Nhân Tông dời đến Yên Tử (Quảng Ninh), bắt đầu những năm cuối đời cống hiến hết mình cho con đường tu tập Phật pháp. Ngài đã ra sức hợp nhất 3 dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi, Thảo Đường và Vô Ngôn Thông vào phái thiền "Trúc Lâm Yên Tử" để xây dựng nên một thiền phái thuần Việt với tâm hướng nhập thế.
Năm 1308, sau những năm tháng truyền giảng Phật pháp, có lúc vượt khỏi biên giới Đại Việt, lúc này Ngài còn được danh xưng là Giác hoàng Điều Ngự, Ngài viên tịch trên đỉnh Ngọa Vân (Yên Tử). Kết thúc cuộc đời 50 năm cùng non sông Đại Việt trải qua bao chinh chiến và hết lòng truyền giảng Phật pháp, Giác hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông - hay Vị Trúc Lâm Đại Sĩ đã để lại cho dân tộc Việt Nam nói chung và các tín đồ Phật giáo Việt Nam nói riêng một di sản quốc gia, một di sản tinh thần vô giá. Vị Thượng hoàng Trần Nhân Tông là một trong 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam tiêu biểu nhất mọi thời đại và là hình ảnh sáng ngời nhất cho tinh thần đoàn kết quốc gia không phân biệt tôn giáo hay quan dân.
YÊU SỬ VIỆT
[QC] THẾ GIỚI DEAL.COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét