Quốc sử tạp lục - Nguyễn Thiệu Lâu - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Quốc sử tạp lục - Nguyễn Thiệu Lâu
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game


YEUSUVIET - Lịch sử Việt Nam đúng sai, hay dở thế nào, đôi khi còn phụ thuộc những góc nhìn trong những thời đại khác nhau. Tuy nhiên, khi dựa trên một quan điểm cố gắng trung lập nhất và thành tâm nhất khi đánh giá về lịch sử đã qua của tiền nhân, người viết sử mới có thể đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính cá nhân phù hợp nhất. Học giả Nguyễn Thiệu Lâu với tác phẩm "Quốc sử tạp lục" đã cố gắng thực hiện những giá trị nhân văn và cũng quan trọng nhất của người viết sử như trên.

Bài liên quan

Nguyễn Thiệu Lâu sinh ngày 04 tháng 01 năm 1916 (1916 – 1967) tại làng Mọc Hạ Đình, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội). Ông học trường Bưởi nhưng thi đậu Tú tài Pháp năm 1935. Sau đó, ông sang Pháp học tại Đại học Sorbonne từ năm 1936 đến năm 1939, lấy được 5 chứng chỉ cử nhân và dự định học tiếp lên nữa. Nhưng năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ I bùng nổ, gia đình lo sợ nên thúc giục ông về Việt Nam. Về nước, ông bắt đầu con đường giảng dạy bằng chức danh giáo sư tại trường Khải Định, Huế. Ông được đánh giá là một học giả tài năng với những khảo cứu lịch sử nghiêm túc, cẩn trọng và giàu tinh thần khoa học.

Học giả Nguyễn Thiệu Lâu di cư vào miền Nam năm 1954 và gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất miền Nam nhưng không hoàn toàn gắn bó với chính quyền miền Nam. Ông từng làm việc dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa nhưng có quan điểm trái chiều với chính quyền lúc ấy về chính sách dân tộc, ông từng nghỉ việc và sau này, khi thời thế chính quyền miền Nam thay đổi, ông từng làm việc cùng chính quyền nhưng chủ yếu trong vấn đề dạy sử ký, địa lý và dường như không tham gia chính trị. Ông mất trong cảnh nghèo túng, sau 50 ngày nhịn ăn bởi những năm tháng dài chán chường, bất mãn.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

"Quốc sử tạp lục" tuy chưa đến tầm vóc của một quyển quốc sử, nhưng đã được bạn bè, thân hữu, trí thức biết và quý mến tài năng của ông tập hợp các bài viết về sử ký, địa lý lúc ông còn sinh thời. Suốt từ năm 1942 tới năm 1964, ông đã đăng tải các bài tạp ký, tiểu luận, tạp lục trên các báo và đây chính là nguồn quan trọng của "Quốc sử tạp lục". Tác phẩm không phải một quyển sử như Việt Nam Sử Lược của học giả Trần Trọng Kim, nhưng thay vào đó, tác phẩm trình bày các vấn đề lịch sử và nhân vật lịch sử mà các quyển "quốc sử" cận đại ít để ý hay không phân tích thật chuyên sâu.

Như vấn đề bang giao giữa Đại Nam và Lào đã diễn ra như thế nào từ 1802 đến 1843, khi trong giai đoạn đó, Lào đang thực sự có một quân đội hùng mạnh và Nhà Nguyễn vừa thống nhất đất nước?

Hay như những vấn đề chi tiết trong cuộc chiến giữa Đại Nam và Pháp, việc mất "Nam Kỳ Lục Tỉnh" đã xảy ra, nhưng việc mất Tiền Giang (1859 - 1862) có ý nghĩa và diễn ra như thế nào trong bối cảnh lúc bấy giờ? 

Hoặc đặc biệt hơn, nhắc đến năm 1789, chúng ta sẽ nghĩ về Hoàng đế Quang Trung đánh đuổi quân Mãn Thanh xâm lược, nhưng lúc này Chúa Nguyễn Ánh đang ở miền Nam đã khẩn hoang vùng đồng bằng Nam Hà như thế nào và vì sao không có một cuộc "đâm sau lưng" với "thiên địch" không đội trời chung của mình?

"Quốc sử tạp lục" đã được biên soạn không theo thời gian các bài viết của học giả Nguyễn Thiệu Lâu, thay vào đó, các học giả biên tập thành những vấn đề chính như: Quan điểm viết sử của Nguyễn Thiệu Lâu, Việc bang giao, Việc trị quốc, Những Danh nhân lịch sử tại ba miền Bắc - Trung - Nam trong thời kỳ lịch sử Việt Nam 17 - 20... Có những nhân vật như Trương Đăng Quế, Võ Tảo, Võ Trọng Bình, Phan Thanh Giản, Quang Trung, Gia Long... vốn ít được biết đến hay những góc nhìn ít được đề cập tới đã được học giả Nguyễn Thiệu Lâu trình bày cặn kẽ, đánh giá một cách thận trọng trên quan điểm sử học không cảm tính nhất có thể.


YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)