BÀI 13 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG
1.
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
(Trình bày được sự thành lập, hoạt động,
vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên)
-
Sự thành lập
+
Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc
với nhưng người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã chọn một số thanh
niên tích cực lập ra Cộng sản đoàn (2-1925)
+
Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ
quan cao nhất của Hội là Tổng bộ.
+
Ngày 21-6-925, báo Thanh niên-cơ quan
ngôn luận của Hội ra số đầu tiên.
- Hoạt động:
+
Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách Đường
Kách mệnh.
+
Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng,
là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
+
Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức phong trào “vô sản hoá” đưa
hội viên vào thâm nhập vào các ham mỏ, nhà máy, đồn điền…, tiến hành tuyên
truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị.
- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đã khiến cho phong
trào công nhân Việt Nam từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất,
tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.
2.
GIẢM TẢI
3.
Việt Nam Quốc dân đảng
- Sự ra
đời:
+
Trên cơ sở hạt nhân là Nam đồng thư xã, ngày 25-12-1927 do Nguyễn Thái Học,
Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính… thành lập Việt Nam Quốc dân
đảng.
+
Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ
tư sản.
- Tôn
chỉ mục đích:
+
Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng.
+
Năm 1928 và năm 1929, hai lần thay đổi chủ nghĩa (do nghèo về lý luận, lập
trường thiếu kiên định).
- Hoạt
động:
+
Địa bàn hoạt động bị bó hẹp, chủ yếu ở một số đại phương Bắc Kì.
+
Tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh (2-1929).
+
Tổ chức khơi nghĩa: bắt đầu ở Yên Bái
(9-2-1930),
tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, nhưng nhanh chóng that bại.
Việt
Nam Quốc dân đảng chưa có Cương lĩnh rõ ràng, thành phần ô hợp, không tập hợp
được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Khởi
nghia bị động, không chuẩn bị kĩ càng, thực dân Pháp còn đủ mạnh để đàn áp.
- Ý
nghĩa: cổ vũ tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân. Nối
tiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
1.
Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản 1929
a. Hoàn cảnh ra đời
-
Năm 1929, phong trào dân tộc, nông dân và các tầng lớp khác phát triển mạnh,
kết thành làn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng.
-
Tháng 3-1929, những hội viên tiên tiến của Việt Nam cách mạng Thanh niên thành
lập Chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D, phố Hàm Long – Hà Nội.
b. Qúa trình ra đời và hoạt động
*Đông Dương CS Đảng (6/1929)
-Tháng
5-1929, tại Đại hội toàn quốc lần I của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn
đại biểu Bắc Kì đe nghị thành lập một Đảng Cộng sản. Song không được chấp nhận.
-
Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kì họp quyết định thành lập
thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
*An Nam CS Đảng (8/1929)
-
Tháng 8-1929, những hội viên của Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong Tổng bộ và
Kì bộ ở Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng.
*Đông Dương CS Liên Đoàn (9/1929)
-
Tháng 9-1929, đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng tự cải tổ thành
Đông Dương Cộng Sản Liên Đòan.
=>Sự
ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển khách quan tất yếu,
là kết quả tất yếu của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
2.
Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
-
Hoàn cảnh ra đời:
+
Năm1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, làm ảnh hưởng đến tâm
lí quần chúng và sự phát triển chung của phong trào cách mạng nước ta.
+
Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản được đặt ra một cách bức thiết.
+
Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động từ Thái Lan về Trung Quốc, triệu
tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất…
+
Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, diễn ra tại Cửu Long (Hương Cảng –Trung
Quốc) bắt đầu từ ngày 6-1-1930.
- Nội
dung Hội nghị:
+----------
+
Hội nghị nhất trí hợp nhất ba to chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên
là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+
Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo,
nay là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
- Nội
dung Cương lĩnh:
+
Xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
+
Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách
mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập, tự do.
+
Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú
nông, trung- tiểu địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập họ.
+
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh
đạo cách mạng.
+-------
-
Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc
và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
-
Ý nghĩa của việc thành lập Đảng:
+
Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN là sự lựa chọn của lịch
sử.
+ĐCS
VN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước ở
Việt Nam.
+
Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
cách mạng Việt Nam.
+
Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam
+
Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đung đắn, khoa học, sáng tạo
+
Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
+
Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước
phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử của cách mạng Việt Nam.
- Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỉ niện thành lập Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét