Ý đồ xâm chiếm Đà Nẵng của thực dân Pháp là gì? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Ý đồ xâm chiếm Đà Nẵng của thực dân Pháp là gì?

Share This
Ý đồ xâm chiếm Đà Nẵng của thực dân Pháp là gì?
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game
YEUSUVIET - Từ cuối thế kỷ thứ XVI chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển mạnh mẽ nhu cầu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ thúc đẩy các nước Anh Pháp Tây Ban Nha Bồ Đào Nha ...hướng về các quốc gia phương Đông để hòng tìm kiếm chiếm đoạt làm thuộc địa phục vụ cho mẫu quốc tại châu Âu và quá trình phát triển bành trướng của mình. Với vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới nước ta sớm trở thành đối tượng bị thực dân dòm ngó. 


Bài liên quan

Trong đó Đà Nẵng được chọn là tiêu điểm xâm lược do vị trí đặc biệt quan trọng có cảng biển lớn cảng sông thuận lợi án ngữ cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng lúc bấy giờ với nhiều nơi khác ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Thực dân Pháp đã chọn Đà Nẵng để bắt đầu kế hoạch xâm lược Việt Nam mặc dù họ chưa phải là người đầu tiên đến Đà Nẵng. Trước người Pháp năm 1533 người phương Tây đầu tiên dừng lại ở Đà Nẵng là Atonio de Faria người Bồ Đào Nha trên đường đến Hội An. Sau đó nhiều người Anh Pháp Tây Ban Nha Bồ Đào Nha ... đã đến Đà Nẵng với nhiều sứ mạng nhiệm vụ khác nhau. Điều đặc biệt dù là nhà thám hiểm lái buôn hay nhà truyền giáo tất cả đều đánh giá Đà Nẵng như một vị trí chiến lược quan trọng cầm phải chiếm lấy.   

Ý đồ xâm chiếm Việt Nam của Pháp có từ rất sớm đó là đề xuất trình Pháp Hoàng Luois XV của tướng Dumasvào năm 1737 người cai quản tỉnh Pondéchéry của Ấn Độ trên cơ sở thu thập ý kiến của các nhà buôn nhà truyền giáo đã đến Việt Nam. Sau đó năm 1747 Dumond chủ nhiệm một công ty Đông Ấn của Pháp sau khi sang Việt Nam thăm dò tình hình lại tiếp tục đề nghị Chính phủ Pháp chiếm Cù lao Chàm gần Hội An. Khi người Pháp giúp Nguyễn Ánh đánh đổ Tây Sơn khôi phục vương triều đại diện Pháp Hoàng Louis XV là Bá tước Emile de Montimorin và Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh đã ký Hiệp ước Versailles ngày 28/11/1787 sau này được người Pháp nhiều lần nhắc lại. Hiệp ước có điều khoản về Đà Nẵng đại ý khi người Pháp đến sẽ được hưởng quyền sở hữu và thống trị tại đây. 

Sau khi vua Gia Long lên ngôi tiếp đến thời Minh Mạng người Pháp nhiều lần đến Việt Nam cập cảng Đà Nẵng xin thông thương truyền giáo mà thực chất là tìm lại khả năng thực thi Hiệp ước Versailles. Do nhận biết ý đồ của người Pháp các vua nhà Nguyễn tìm cách từ chối mở rộng giao thương và việc truyền giáo. 

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

Năm 1825 Bộ trưởng Hải quân Pháp cử đại tá Bougainvllle điều động hai chiến hạm Thétis và Espérance đến Đà Nẵng bắt liên lạc với Chaigneau người Pháp đang làm quan tại triều đình Nguyễn tìm cách vận động tạo lập một căn cứ quân sự nhưng không có kết quả. Tiếp đến năm 1832 Chính phủ Pháp tiếp tục cử Êugne cháu của Chaigneau theo tàu Favorite đến Việt Nam lần nữa nhưng cũng không thành công. Quan hệ ngoại giao và thông thương giữa Việt Nam và Pháp ngày càng trở nên căng thẳng nhất năm 1843 đến 1857. Ngày 25/02/1843 khi nghe tin vua Thiệu Trị đang giam và chuẩn bị hành hình ba giáo sĩ Pháp trung tá Félix Savin Lévêque ngang nhiên đem chiến hạm Héroine vào Đà Nẵng đe doạ quan trấn thủ đòi triều đình Huế phải thả ngay các giáo sĩ trên. Khi vua Thiệu Trị đồng ý thả giáo sĩ bị bắt quân Pháp mới chịu rút đi. 

Năm 1845 chỉ huy hạm đội Pháp ở biển Đông đô đốc Cécille lệnh cho Fornier đưa chiến hạm đến Đà Nẵng đòi thả Phó Giám mục Nam kỳ là Lefêbre bị triều đình Huế khép tội vì hoạt động phá hoại chính trị. Sau khi được tha viên Phó giám mục này vẫn lén trở lại Nam kỳ và bị bắt lần thứ hai. Lần này Triều đình Huế cho dẫn độ y sang Singapore. Tưởng Lefêbre chưa được tha đô đốc Cécille lệnh cho hai chiến hạm Gloire và La Victotieuse do đại tá Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly đến Đà Nẵng. 

Ngày 15/4/1845 tàu Pháp vào cửa Đà Nẵng yêu cầu triều đình thả ngay Lefêbre tự do truyền giáo rồi nổ súng tấn công đánh đắm 5 chiếc thuyền bọc đồng của ta giết chết một lãnh binh và một hiệp quân. Trước hành động xấc xược của Pháp vua Thiệu Trị tra lệnh xử tử người Âu bị bắt trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 23/3/1847 tàu Gloire do Lapierre chỉ huy cập cảng Đà Nẵng cùng với tàu Victorieuse do Rigault de Genouilly chỉ huy đến trước đó khoảng nữa tháng đưa thư gửi triều đình đề nghị tự do truyền đạo. Do thấy yêu cầu trong thư trái với quy định, Tham tri bộ Lễ Lý Văn Phúc lãnh binh Nguyễn Đức Tân tuần vũ Quảng Nam Nguyễn Đình Tân không nhận thư. Rigault de Genouilly vứt thư lại trên bờ quay về tàu rồi cho cướp hết buồm trên 5 chiếc thuyền bọc đồng do Phó vệ uý Lê Văn Pháp chỉ huy đang đỗ tại vịnh. 

Vua Thiệu Trị tức giận lệnh cho Chưởng vệ Phạm Bích và Thị lang bộ Binh đem 4 tàu bọc đồng vào tăng cường cho Lê Văn Pháp chỉ đạo Thống chế Mai Công Ngôn Đào Trí đem 3 vệ binh tinh nhuệ vượt Hải Vân Quan vào hội quân Đà Nẵng. Sáng ngày 15/4/1847 khi thấy 4 chiếc tàu chiến của Chưởng vệ Phạm Bích vào tăng cường phòng thủ cả hai chiến hạm Pháp đồng loạt nổ súng tấn công gây tổn thất nặng nề cho quân Nam Triều cả về người lẫn phương tiện. Sau cuộc đụng độ đẫm máu này vua Thiệu Trị ra chỉ dụ nghiêm cấm việc truyền đạo trên khắp cõi Việt Nam. 

Cuối năm 1852 Napoléon III quyết định xúc tiến kế hoạch xâm lược Việt Nam thông qua chiêu bài bảo vệ các nhà truyền giáo trực tiếp can thiệp vào Việt Nam bằng cách cử sứ thần Charle de Montiny tiếp xúc với Triều đình Huế để nối lại đàm phán đồng thời cho biểu dương lực lượng đe dọa từ bên ngoài. Ngày 16/9/1856 tàu Catinat trang bị 10 cỗ đại bác do trung tá hải quân Lelieur chỉ huy lại đến Đà Nẵng để thương nghị một hiệp ước với Việt Nam. Trong thời gian công việc còn chưa có kết quả ngày 26/9/1856 Leliuer cho tàu Catinat nổ súng bắn phá các pháo đài bảo vệ Đà Nẵng cho quân đổ bộ phá hủy mấy pháo đài và 66 khẩu thần công bắt đi 40 quân lính làm tù binh. 

Tiếp đó ngày 23/01/1857 tàu Marceau chở sứ thần Montiny của Hoàng đế Pháp Napoléon III đưa yêu cầu tự do buôn bán tự do truyền giáo. Triều đình Huế kiên quyết cự tuyệt Montiny bỏ về không quên đe doạ Nhà Nguyễn. Ngày 02/4/1857 Napoléon III quyết định thành lập "Hội đồng Nam Kỳ" thực chất muốn hợp thức hoá việc đem quân sang đánh chiếm nước ta. Ngày 24/4 đến 18/5/1857 Uỷ ban nghiên cứu các vấn đề Việt Nam do Nam tước Brenier đứng đầu đã đề trình kế hoạch đánh chiếm Việt Nam lấy mục tiêu đầu tiên là Đà Nẵng và được Napoléon III thông qua nhanh chóng. Hành động cuối cùng trước khi nổ súng tấn công của thực dân Pháp là cho tàu Catinat đến lại Đà Nẵng vào tháng 9/1957 bí mật đón các giáo sĩ trong đó có Pellerin trở về nước Pháp chuẩn bị triển khai tấn công Việt Nam. Kế hoạch xâm chiếm Việt Nam mà điểm tấn công đầu tiên của thực dân Pháp đã sẵn sàng.

YÊU SỬ VIỆT theo Thư viện KHTH Đà Nẵng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)