Quy mô, cấu trúc và vật liệu xây dựng lăng Vua Nguyễn - Gia Long và Minh Mạng. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Quy mô, cấu trúc và vật liệu xây dựng lăng Vua Nguyễn - Gia Long và Minh Mạng.

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

YEUSUVIET - Trong 143 năm tồn tại (1802-1945), vương triều Nguyễn có 13 vị hoàng đế nhưng chỉ để lại 7 khu lăng tẩm quy mô của 10 vị hoàng đế và một số lăng của hoàng hậu. Do điều kiện lịch sử khác nhau nên các khu lăng có quy mô, phong cách cũng khác nhau. 

Bài liên quan

- Lăng Gia Long: Tên chữ là Thiên Thọ Lăng, thực ra là cả một quần thể gồm 7 khu lăng tẩm của vua Gia Long, 2 vị hoàng hậu và 4 thành viên khác thuộc hoàng gia Nguyễn nằm trong một khu vực rộng đến 2.875ha. Tuy nhiên, chỉ có lăng vua Gia Long, 2 vị hoàng hậu và thân mẫu của vua là được xây dựng theo quy chế lăng hoàng đế, có tẩm thờ riêng. 

Lăng vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu, tức lăng Thiên Thọ, nằm ở vị trí trung tâm, bố cục chia thành 3 phần: Tẩm điện-lăng mộ-nhà bia, dàn hàng ngang, đặt trên 3 ngọn núi thấp (giữa là núi Chánh Trung, bên tả là Thanh Sơn, bên hữu là Bạch Sơn), trước mặt có hồ nước hình mặt trăng, tiếp là núi hình bán nguyệt, tiếp là ngọn núi chủ Đại Thiên Thọ Sơn, chung quanh có 36 ngọn núi chầu vào, đều được đặt tên. Phần trung tâm của khu đất này 3 mặt tả, hữu, hậu rộng 100 trượng (424m), mặt tiền rộng 150 trượng (636m). Lăng vua và hoàng hậu đặt trong 3 lớp bảo thành xây gạch, vòng trong 30m, rộng 24m, cao 4,16m; vòng ngoài rộng 31m, dài 15m. 

Đây là các khu lăng hoàng hậu được xây dựng độc lập dù có thể nằm chung trong tổng thể các khu lăng hoàng đế, cụ thể là: lăng Thiên Thọ Hữu (thuộc khu lăng Gia Long), lăng Hiếu Đông (nằm độc lập), lăng Xương Thọ (thuộc khu lăng Thiệu Trị), lăng Khiêm Thọ (thuộc khu lăng Tự Đức), lăng Tư Minh (nằm trong lăng Đồng Khánh), lăng Tư Thông (tức lăng Vạn Vạn, nằm độc lập). Bảo phong xây kiểu 2 ngôi nhà đá có mái kề nhau kiểu “càn khôn hiệp đức”, trước bảo phong có 2 hương án xây đá. Mặt trước và sau lưng đều có bình phong, cửa ngoài làm bằng đồng. Trước mặt là 7 tầng sân chầu lát gạch, lối thần đạo lát đá Thanh. Ở tầng sân cuối hai bên dựng tượng thị vệ, voi, ngựa (10 người, 2 voi, 2 ngựa), đều bằng đá Thanh.  

Khu vực Lăng-Tẩm của Thiên Thọ Lăng Bản đồ Thiên Thọ Lăng của bộ Công  Nhà bia nằm bên tả, trên núi Thanh Sơn, đó là một "phương đình" dạng cổ lầu với hai tầng mái, nằm trên một nền cao. Mặt bằng của ngôi nhà là 8,75m x 8,80m. Bốn mặt xây tường gạch chịu lực. Mỗi mặt trổ một cửa ở giữa, để trống. Khu vực tầng sân xây nhà bia rộng 30m, dài 42m, chung quanh có xây tường thấp bao bọc. Bi đình được xây để bảo vệ cho tấm bia đá ghi khắc bài văn bia Thánh Đức Thần công do vua Minh Mạng soạn để nói về tiểu sử và công đức của vua cha. Bia cao 2,96m, rộng 1m, dày 0,32m, dựng trên một cái bệ cũng bằng đá dài 1,95m, rộng 1,55m. Bia và đế làm bằng đá Thanh đều được chạm trổ rất tinh xảo. Trán bia trang trí mặt rồng ngang miệng ngậm chữ "thọ". Tai trên, tai dưới và hai diềm bên chạm hình rồng mây. Ở diềm trên, giữa trang trí hình mặt trời, hai bên là vân xoắn. Diềm dưới chạm hình thủy ba và vân xoắn. 

Ngày xưa, tất cả những chữ khắc trong lòng bia đều thếp vàng. Gần đó là nơi thờ “Hậu Thổ Chi Thần”, một tấm bia nhỏ đặt trên bệ đá 2 cấp, cao hơn 1,2m. Khu tẩm thờ nằm bên hữu khu lăng, trên núi Bạch Sơn, được bao bọc bởi tường thành hình chữ nhật (dài 102m, rộng 19m, cao 2,5m). Trước là Nghi Môn, hai bên là Tả hữu tòng viện, chính giữa là điện Minh Thành, kiểu nhà kép 5 gian 2 chái, mặt nền 17,6m x 19,6m, bên trong thờ Long vị của vua Gia Long và Thừa Thiên cao Hoàng hậu. Phía sau điện Minh thành xưa có Bảo Y Khố, nơi đặt áo quần thờ tự bà Thừa thiên Cao hoàng hậu. 

Lăng Thiên Thọ Hữu, nằm bên hữu lăng Thiên Thọ, trên núi Thuận Sơn, chia thành 2 khu vực: lăng và tẩm, cách nhau 50m. Khu lăng có 2 lớp tường thành bao bọc, tường ngoài chu vi 130m, cao 2,9m; tường trong chu vi 82m, cao 2,3m. Bảo phong xây bằng đá; bình phong trước và hương án cũng xây bằng đá Thanh. Khu điện thờ có công trình kiến trúc chính là điện Gia Thành, làm nơi thờ bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu, kiến trúc nhà kép, nay đã bị đổ nát.

Lăng Thoại Thánh có bố cục và cấu trúc gần giống lăng Thiên Thọ Hữu, gồm 2 phần: khu lăng và khu tẩm thờ. Đây là lăng hoàng thái hậu đầu tiên của triều Nguyễn. Khu lăng phía trước có hồ gần vuông (88m x 77m), bảo phong làm bằng đá Thanh, ngoài có 2 vòng tường thành bảo vệ, vòng trong chu vi 89m, cao 3,4m, vòng ngoài chu vi 138m, cao 3,6m; cửa ngoài kiểu cổng vòm; trước sau đều có bình phong xây gạch che chắn. Phần tẩm điện nằm trong một vòng thành dài 108m, rộng 63m, cao 3,7m. Điện chính vốn gần giống điện Minh Thành, kiểu nhà kép, mặt nền 25m x 19,5m, trước sau còn có tả hữu tòng viện, tả hữu tòng tự, nhưng tất cả đã đổ nát. 

- Lăng vua Minh Mạng: Tức Hiếu lăng. Đây là lăng duy nhất của một vị hoàng đế, không có bồi táng hoàng hậu hay các thành viên hoàng gia khác. Lăng được lựa chọn, quy hoạch và xây dựng rất công phu. Tổng thể khu vực lăng rộng gần 500ha, nhưng khu lăng chính rộng khoảng 15ha, có vòng tường thành xây đá núi, cao 3,6m, dài gần 2.000m bao bọc. Bố cục lăng xếp theo chiều dọc kiểu hình chữ Nhất (一), dựa lưng vào Hiếu Sơn, phía sau nữa là núi Kim Phụng (núi chủ của vùng Huế, cao 475m), mặt hướng ra ngả ba sông Hương, theo trục Càn-Tốn (tây bắc-đông nam). Có thể chia kiến trúc lăng thành 3 phần: trục trung tâm và 2 trực tả hữu.

Mở đầu trục trung tâm (Thần đạo) là bình phong ngoài, rồi đến Đại Hồng Môn kiểu tam quan xây gạch. Tiếp theo là sân chầu lát gạch Bát Tràng, rộng 42m x 44,8m với hai hàng thạch tượng sinh (voi, ngựa, quan văn, quan võ), cuối sân có lân đồng đứng trong thiết đình. Tòa nhà bia đặt trên nền đài 2 tầng, cao hơn 9m, kích thước cạnh nền đài 20m x 20m; riêng nhà bia kiểu phương đình, cạnh 10m x10m, bên trong dựng tấm bia Thánh Đức Thần Công cao hơn 3m, đặt trên bệ đá Thanh (cao 1,09m, rộng 2,33m, dài 1,65m). Tiếp theo là 3 tầng sân tế (rộng 44,8m x 45m). Khu tẩm thờ nằm trong vòng tường thành kép kín, trổ cửa 4 mặt. Mở đầu bằng Hiển Đức Môn, một chiếc cửa tam quan bằng gỗ, có cổ lâu. Tiếp đến là điện Sùng Ân, làm kiểu nhà kép (mặt nền 23,45m x 22,05m), trong thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu. Phía trước hai bên là Đông-Tây phối điện, phía sau hai bên có Tả -Hữu tùng viện. Sau cùng kết thúc bằng Hoằng Trạch Môn, kiểu cửa vòm xây gạch. 

Tiếp theo là 3 chiếc cầu (giữa là cầu Trung Đạo, trái là Tả Phù, phải là Hữu Bật) nối qua Minh Lâu, một tòa nhà hai tầng đặt trên ngọn đồi đắp 3 tầng, gọi là Tam Tài Sơn. Tiếp nữa là cầu Thông Minh Chính Trực nối ngang qua hồ Tân Nguyệt đến Bảo thành. Bảo thành có vòng tường xây gạch, cao 3,5m, chu vi 273m, bao bọc lấy một quả đồi tự nhiên hình tròn, trên trồng thông. Bên dưới là Huyền cung xây ngầm trong lòng đất. Toàn bộ trục Thần đạo này dài hơn 700m. Đối xứng qua trục Thần đạo về bên trái, mở đầu là Tả Hồng Môn, sau đó là các công trình nằm rải dọc ven hồ Trừng Minh, như Truy Tư Trai  Quan Lan Sở, Linh Phương Các, Tả Tùng Phòng, Nghênh Lương quán. Bên phải trục trung tâm, mở đầu là Hữu Hồng môn, rồi đến Hư Hoài tạ, Thần khố, Hữu Tùng phòng, Thuần Lộc hiên, Điếu Ngư đình. Hầu hết các công trình ở hai trục tả, hữu này đã bị đổ nát, nay chỉ còn nền móng.

Bài tiếp theo: Quy mô, cấu trúc và vật liệu xây dựng lăng Vua Nguyễn - Thiệu Trị và Tự Đức.

Nguyễn Phúc Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)