I. Mâu thuẫn Đông- Tây và sự khởi
đầu của “chiến tranh lạnh” :
- Từ liên minh chống phát xít,
sau chiến tranh, Xô - Mỹ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và tình trạng “chiến
tranh lạnh”. Đó là sự đối đầu về mục tiêu và chiến lược của 2 cường
quốc. Mĩ hết sức lo ngại trước sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở
Đông Âu và sự thành công của cách mạng Trung Quốc.
- “Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan
hệ giữa Mỹ và các nước Phương Tây với
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- Những sự kiện từng bước đưa tới
tình trạng “chiến tranh lạnh” là :
+ Mỹ :
* 03/1947, Mỹ đề ra “Học thuyết Tru-man”,
* 6/1947
« Kế hoạch Mac-san »,
* Năm 1949,
thành lập tổ chức quân sự NATO.
+ Liên Xô :
* 1/1949, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV),
* 5/955, thành lập Tổ chức Varsava.
-Sự đối lập
về kinh tế, chính trị, quân sự giữa 2
phe TBCN và XHCN, dẫn tới sự xác lập cục diện hai cực, hai phe do 2 siêu cường
Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe à “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.
II. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây và “chiến
tranh lạnh” chấm dứt :
1. Những
biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông - Tây :
- Đầu những năm 70, xu
hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với
những cuộc thương lượng Xô - Mỹ.
- Biểu hiện :
+ Ngày 9/11/1972, hai
nước Đức ký Hiệp định tại Bon về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
+ 1972, Xô - Mỹ thỏa
thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM, SALT-1, đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân
chiến lược giữa hai cường quốc.
+ Tháng 8/1975, 33 nước
châu Âu và Mỹ, Canađa ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định quan hệ giữa các quốc
gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên
quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
2. “Chiến tranh lạnh” kết thúc
- Tháng 12/1989, tại Malta, Xô -
Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- “Chiến tranh lạnh” chấm dứt mở ra những điều kiện để giải quyết các vụ
tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.
- Nguyên nhân khiến Xô - Mỹ kết thúc “chiến tranh
lạnh”:
+Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều
mặt.
+ Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên
mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.
+ Liên Xô lâm vào tình trạng trì
trệ, khủng hoảng
IV. Thế
giới sau “chiến tranh lạnh”
- Từ 1989
- 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Năm 1991, khối SEV và tổ chức
Vacsava chấm dứt hoạt động. Năm 1991, thế “hai cực” Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh
hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp.
- Sau năm 1991, tình hình thế giới có nhiều thay
đổi to lớn và phát triển theo xu thế chính :
1. Trật tự thế giới hai
cực đã tan rã, một trật tự thế giới đang dần dần hình thành và ngày càng theo
xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ,
Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.
2. Các
quốc gia hầu như đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển
kinh tế.
3. Lợi
dụng thế tạm thời do Liên xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập thế giới “đơn cực” để
làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc thì Mỹ không thể dễ dàng thực hiện được tham
vọng đó.
4. Sau “Chiến tranh lạnh”, tuy
hòa bình thế giới được củng cố , nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến còn
xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á. Sang thế kỷ
XXI, vụ khủng bố 11/09/2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước
những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra
những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan
hệ quốc tế.
=> Xu thế chung của thế giới
là "hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét