BÀI 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
I. Các nước Châu Phi:
- Từ những năm 50, phong trào đấu tranh giành độc lập ở
châu Phi phát triển mạnh trước hết là ở Bắc Phi. Mở
đầu là Ai Cập (1952), lập ra nước Cộng hòa Ai Cập. Tiếp theo là Libi, Angiêri.
- Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân
ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập
như Tuynidi,
Marốc, Xuđăng, Gana... .
- Năm 1960, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.
- Năm
1975, thắng lợi của cách mạng Ăngôla
và Môdămbích về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ (thực
dân Bồ
Đào nha) ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc
địa của nó.
- Từ năm
1980, nhân dân Rôđêdia và Tây Nam Phi đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
Apacthai,
tuyên bố thành lập nước Cộng hòa
Dimbabuê(Zimbadwe) (1980) và Namibia (03/1990).
- Đặc
biệt: Ở Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của
người da màu, chế độ phân biệt chủng
tộc bị xóa bỏ. Năm
1994, ông Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên
của Nam Phi. Đây là
thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh
dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.
II. CÁC NƯỚC MỸ LATINH
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đều là những
nước giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha,,
nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mỹ.
- Sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ
bùng nổ và phát triển.
Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phiđen
Cátxtơrô vào tháng 1/1959.
- Do ảnh hưởng của cách mạng Cu Ba, từ
thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân
Mỹ,
giành độc lập và thành lập các chính
phủ mới tiến bộ đã phát triển mạnh với nhiều hình thức: bãi công của công nhân,
nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…, biến châu
lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu
biểu là Vênêxuêla, Goatêmala, Pêru,
Nicaragoa, Chilê...). Kết quả chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ La Tinh bị
lật
đổ, các chính phủ
dân tộc dân chủ được thành lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét