ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10
1.
Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
*Sự
hình thành:
- Từ thế kỷ VII đến X, ở
Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc
- Vương quốc Cam-pu-chia
của người Khơ me, các vương quốc người Môn và người Miến (sông Mê Nam), người
Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va.
*Giai
đoạn phát triển:
- Thời gian: nửa sau thế
kỷ X đến nửa đầy thế kỷ XVIII
+ Một số quốc gia tiêu biểu:
Inđônêxia, Đại Việt, Chăm pa, Lan Xang, Ăng Co, Mianma…
- Biểu hiện:
+ Kinh tế: cung cấp một
khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí), sản vật
thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.
+ Chính trị: tổ chức bộ
máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Văn hóa: xây dựng được
một nền văn hóa riêng với những nét độc
đáo.
*Thời
kỳ suy thoái:
- Nửa sau tk XVIII đến giữa
tk XIX
- Chính trị, kinh tế khủng
hoảng, các nước tư bản phương Tây xâm nhập.
2.
Những nội dung chính về vương quốc Lào và Cămpuchia
Vương
quốc Cam-pu-chia
- Nguồn
gốc: chủ yếu là Khơ me
- Địa bàn cư trú: phía Bắc nước
CPC ngày nay, cao nguyên Cò Rạt và trung lưu sông Mê Công
- Thời gian: thế
kỷ VI Vương quốc Cam-pu-chia được thành lập.
- Thời kỳ Ăng-co (802 -
1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia .
-
Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+ Về kinh tế: nông nghiệp,
ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
+ Chính trị: chinh phục các nước láng
giềng, trở thành cường quốc trong khu vực.
+
Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.
- Văn học dân gian và văn
học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật
+ Kiến trúc: quần thể kiến
trúc Ăng co.
Vương
quốc Lào
- Cư dân cổ: người Lào Thơng chủ nhân của nền văn hóa
đồ đá, đồ đồng.
- Đến thế kỷ XIII nhóm
người nói tiếng Thái di cư đến sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm
-
Tổ chức xã hội sơ khai: các mường cổ
- Năm 1353 Pha Ngừm thống
nhất các mường Lào lên ngôi đặt tên nước là Lan Xang (triệu voi).
- Thời kỳ thịnh vượng nhất
là cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII
- Những biểu hiện phát
triển:
+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ
hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà
vua chỉ huy.
+ Buôn bán trao đổi với cả
người châu Âu. Lào còn là trung tâm phật giáo.
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với
Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.
- Văn hóa:
+ Người Lào sáng tạo ra
chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
+ Đời sống văn hóa của
người Lào rất phong phú, hồn nhiên.
- Kiến trúc: công trình
kiến trúc Phật giáo (tháp Thạt Luổng).
- 1893 trở thành thuộc địa
của Pháp.
3.
Lãnh địa phong kiến là gì? Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa như thế
nào?
-
Lãnh địa: là một khu đất rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt,
đồng cỏ, rừng núi, song đầm…. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài,
dinh thự, nhà thờ, ….
- Giữa thế kỷ IX các lãnh
địa phong kiến Tây Âu ra đời
- Đời sống các giai cấp trong lãnh địa:
+ Nông nô: là người sản
xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận
ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ
thuế khác.
+ Lãnh chúa: có cuộc sống
nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông
nô.
4.
Nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị trung đại ?
- Nguyên nhân:
+ Tây Âu đã xuất hiện những
tiền đề của nền kinh tế hàng hóa
+ Thị trường buôn bán tự
do
+ Thủ công nghiệp diễn ra
quá trình chuyên môn hóa.
- Sự ra đời:
+ Thợ thủ công tập trung
nơi thuận lợi (ngã ba đường, bến song…)
sản xuất và buôn bán
+ Dân cư ngày càng đông,
thành thị trấn nhỏ rồi pt thành thành thị.
-Hoạt
động:
+ Cư dân chủ yếu thợ thủ
công, thương nhân
+ Tổ chức phường hội,
thương hội
+ Thương nhân thu mua
hang hóa, bán và tổ chức các hội chợ.
-
Vai trò thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
+ Góp phần xóa bỏ chế độ
pk phân quyền
+ Đặc biệt mang lại không
khí tự do, dân chủ, hình thành các trường đại học.
5.
Trình bày nguyên nhân, nội dung và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
- Nguyên nhân:
+ Sản xuất phát triển dẫn
đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao
+ Con đường giao lưu buôn
bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm
+ Khoa học - kỹ thuật có
những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu, sử dụng la bàn, hải
đồ...
-
Các cuộc phát kiến địa lí lớn:
+ Năm 1498 B.Đi-a-xơ đã
đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng
+ Va-xcô đơ Ga-ma đã đến
được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498)
+ Tháng 8-1492
C.Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăngti. Ông là người đầu tiên phát
hiện ra châu Mĩ
+ Ma-gien-lan là người đã
thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521)
Hệ
quả của phát kiến địa lí:
+ KT: đem lại hiểu biết mới
về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng.
+ CT: thúc đẩy nhanh sự
tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
+ XH: nảy sinh quá trình
cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
6.
Hoàn cảnh ra đời, thành tựu, vai trò cua phong trào Văn hóa phục hưng?
-
Hoàn cảnh ra đời:
+ Giai cấp tư sản có thế
lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.
+ Xã hội phong kiến, giáo
lí đạo Ki-tô kìm hãm sự phát triển của
giai cấp tư sản.
- Phong trào Văn hóa Phục
hưng khôi phục, phát huy giá trị tinh hoa văn hóa sáng lạng cổ đại Hy Lạp,
Rô-ma, xây dựng một nền văn hóa mới, tiến bộ.
-
Thành tựu:
+
KH-KT
có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học
+ VH-NT phát triển phng
phú (Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Sếch-xpia…)
-
Ý nghĩa:
+ Lên án giáo hội Ki-tô,
tấn công vào trật tự phong kiến
+ Đề cao tự do, giá trị
con người, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
+ Đây là cuộc đấu tranh của
giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
+ Mở đường cho sự pt cao của văn hóa loài người.
---------------
MỤC LỤC
-------------
BÀI 10 - THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Từ thế kỷ V thế kỷ XIV)
BÀI 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
BÀI 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
BÀI 15 + 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
BÀI 17. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV).
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét