BÀI 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HI LẠP VÀ RÔ MA
1. Thiên nhiên và đời sống con người
a. Điều kiện tự nhiên
- Địa bàn: Hình thành ven biển (bờ Bắc Địa Trung Hải)
- Địa hình: biển chia
cắt, chủ yếu là núi và cao nguyên
- Đất đai: khô cằn
- Khí hậu: ấm áp, trong lành
b. Đời sống con người
- Công cụ bằng sắt ra đời có tác dụng tích cực
+ Tăng diện tích canh tác
+ Năng suất lao động cao
+ Đời sống được cải thiện
- Con người sớm biết buôn bán, đi biển, trồng trọt (trồng cây lưu niên)
- Thiếu lương thực
2. Thị quốc
Địa Trung Hải
- Thị quốc: là một nước nhỏ có trung tâm là thành thị...
- Nguyên nhân:
+ Do địa hình bị chia cắt không có điều kiện tập trung
dân cư
+ Do cư dân thiên về nghề buôn và đi biển
- Hoạt động kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp.
- Cơ cấu xã hội: chủ nô, dân tự do, kiều dân, nô lệ.
- Thể chế chính trị: Dân chủ chủ nô
+ Không chấp nhận có vua
+ Tiến hành Đại hội công dân→bầu Hội đồng 500 người→cử
10 viên chức điều hành quản lý công việc (có thể tái nhiệm hoặc bãi miễn).
+ Bản chất dân chủ: Dân chủ chủ nô
3. Những
thành tựu văn hóa
a. Lịch và
chữ viết
- Lịch: năm = 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng
lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.
- Chữ viết:
+ Hệ thống chữ cái A,
B, C… ghép
chữ thành từ.
+ Hệ chữ số La Mã
- Ý nghĩa: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải
cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời
của khoa học
- Lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
- Những hiểu biết khoa học đã có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái
quát thành định lý, lý thuyết
- Nó được thực hiện bởi các
nhà khoa học có tên tuổi
- Đặt nền móng cho ngành khoa học ngày
nay phát triển
→ Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở
thành khoa học
c. Văn học
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc,
Ê-sin,...
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện
và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ
thuật
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.
---------------
MỤC LỤC
-------------
BÀI 1. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY.
BÀI 3. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
BÀI 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HI LẠP VÀ RÔ MA
Bài 5 . TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 6 . CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
Bài 7 . SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA ẤN ĐỘ
BÀI 8. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á.
BÀI 9. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
BÀI 10 - THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Từ thế kỷ V thế kỷ XIV)
BÀI 11. TÂY ÂU HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
BÀI 12. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
BÀI 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
BÀI 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
BÀI 15 + 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
BÀI 17. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV).
BÀI 18. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 19. NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 21. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 22. TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
BÀI 24. TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 25. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
BÀI 26. TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN.
BÀI 27. QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC.
BÀI 28. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét