I. Tình hình
kinh tế - xã hội
1. Những biến động về
kinh tế
·
Âm mưu của Pháp: Vơ
vét nhân lực, vật lực, tài lực để gánh đỡ những
tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
·
Chính sách
kinh tế của Pháp:
o Tăng các loại
thuế, bắt nhdân mua công
trái.
o Vơ vét lúa
gạo, kim loại đưa về nước Pháp.
o Bắt nhân dân chuyển
từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp
phục vụ chiến tranh.
o Nới lỏng độc quyền cho tư sản người Việt tự do kinh doanh.
·
Chuyển biến:
o Gây tổn hại
nền nông nghiệp trồng lúa; nông dân bị
bần cùng hóa.
o Một số ngành công nghiệp,
giao thông vận tải, nội thương có điều kiện phát triển.
2. Tình hình phân hóa xã hội:
·
Xã hội Việt Nam tiếp tục
phân hóa sâu sắc.
o
Nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và nhiều
người bị bắt đi lính sang chiến
trường Châu Âu.
o
Số
lượng công nhân,
tư sản, tiểu tư sản tăng nhanh,
bắt đầu đấu tranh bênh vực quyền lợi cho người trong nước.
·
Ảnh hưởng:
o Mâu thuẫn xã hội gay gắt hơn.
o
Số
lượng công nhân, tư
sản, tiểu tư sản tăng nhanh, nhận thức rõ hơn vai trò chính trị của
mình.
II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh
Phong trào |
Địa bàn |
Hình thức |
Lực lượng |
Kết quả |
Hoạt động của Việt
Nam Quang Phục hội |
Biên giới Việt Trung |
Vũ trang |
Công nhân,
viên chức |
Thất bại |
Cuộc vận động khởi
nghĩa của Thái Phiên và Trần
Cao Vân |
Trung Kì |
Khởi nghĩa |
Nhân dân, binh
lính |
Thất bại |
Khởi nghĩa
của binh lính
Thái Nguyên |
Thái Nguyên |
Khởi nghĩa |
Tù chính trị, binh lính |
Thất bại |
Phong trào
hội kín ở Nam Kì |
Nam Kì |
Vũ trang |
Nông dân |
Thất bại |
Những cuộc khởi nghĩa
vũ trang của
đồng bào các dân tộc thiểu số. |
Tây Bắc, Đông Bắc,
Tây Nguyên |
Khởi nghĩa,
vũ trang |
Các dân tộc
thiểu số |
Thất bại |
III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
1. Phong trào công nhân
·
Phong trào công nhân
phát triển mạnh
·
Hình thức: đấu tranh kinh tế
kết hợp với bạo động vũ
trang.
·
Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế
=> Phong
trào đấu tranh mang tính
tự phát.
2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
·
Hoàn cảnh ra đi
tìm đường cứu nước
o
Lớn lên giữa lúc nước mất, nhà tan,
lại được chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân
dưới ách thống trị của đế quốc,
phong kiến.
o
Các cuộc đấu tranh
đều thất bại, bế tắc.
ð
Người sớm
nuôi ý chí đánh đuổi thực dân Pháp,
giải phòng đồng bào.
·
Các hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc
o Ngày 5/6/1911
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu
nước
o Năm 1911-1917, Người di nhiều
nước, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều người
=> hiểu rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc
ác, nhân dân lao động bị áp
bức bóc lột dã man
o Năm 1917 Người trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của người dần dần biến đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét