BÀI 15 + 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
I CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM.
1. Chế độ cai trị.
a. Tổ chức bộ máy cai trị
- Sau khi
chiếm được Âu Lạc, các triều đại Triệu, Hán, Tuỳ, Đường đã chia nước ta thành
quận, châu nhằm sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc (cử quan lại cai trị đến cấp huyện).
b. Chính
sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa.
- Thực hiện
chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề (lâm
thổ sản quý).
- Cướp ruộng
đất lập đồn điền, nắm độc quyền muối và sắt.
- Mở trường
dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người
Hán.
- Đưa người
Hán ở lẫn với người Việt.
- Áp dụng luật pháp hà khắc, tăng cường đàn áp các cuộc đấu
tranh của nhân dân ta.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội.
a. Về kinh tế.
- Nông nghiệp: công cụ sắt được sử dụng phổ biến, công cuộc khai hoang
được đẩy mạnh, các công trình thuỷ lợi được xây dựng → năng suất lúa tăng hơn
trước.
- Thủ công
nghiệp: có những bước phát triển mới.
+ Nghề cũ
như rèn sắt, khai thác vàng bạc, làm đồ trang sức... tiếp tục phát triển.
+ Nghề mới như
làm giấy, thuỷ tinh xuất hiện.
- Đường giao thông thuỷ bộ giữa các vùng được hình thành.
b. Về văn hóa - xã hội.
- Ta tiếp thu
những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Quốc như ngôn ngữ, văn tự và cải biến
cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Bảo tồn
các phong tục tập quán truyền thống của dân tộc (nhuộm răng, ăn trầu, tôn trọng
phụ nữ…).
- XH: Mâu thuẫn
gay gắt giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc → Các cuộc
đấu tranh giành độc lập đã nổ ra.
II. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (THẾ KỶ I - ĐẦU THẾ KỶ
X).
1.
Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X.
- Các cuộc
khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam và đã
giành được thắng lợi, thành lập chính quyền tự chủ như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
Lý Bí, Khúc Thừa Dụ.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp đã chứng tỏ tinh thần
yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
a. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Mùa xuân năm
40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa và được
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Quân khởi
nghĩa lần lượt đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh
Phúc), Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu
(Bắc Ninh) → Thái thú Tô Định phải bỏ chạy
về nước.
- Cuộc khởi
nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
* Cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược:
- Trưng Vương đã xây dựng chính quyền độc lập tự chủ trong 2 năm.
- Mùa hè năm
42, được vua quân Hán cử làm do Mã Viện chỉ huy kéo quân sang xâm lược nước ta.
- Cuộc kháng
do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã diễn ra quyết liệt nhưng do lực lượng yếu nên cuối
cùng thất bại.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện
khí phách anh hùng của dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
b. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập Nhà nước
Vạn Xuân
- Cuộc khởi
nghĩa nổ ra vào năm 542, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh), chính quyền đô hộ bị lật đổ.
- Mùa xuân
năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế),
đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, lập kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
- Năm 545,
nhà Lương đem quân sang xâm lược nước ta, trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế phải
rút quân về Vĩnh Phúc, Phú Thọ và trao quyền
cho viên tướng trẻ tài năng Triệu
Quang Phục.
- Năm 550, cuộc kháng chiến kết
thúc thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương).
* Ý nghĩa:
- Khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc, đánh dấu
sự phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
c. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
- Năm 905, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh
chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), giành
quyền tự chủ.
- Năm 907,
Khúc Hạo lên thay, tiến hành một số cải cách nhằm ổn định tình hình xã hội.
* Ý nghĩa:
- Lật đổ ách thống
trị của nhà Đường, Đánh dấu thắng lợi cơ bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập
của nhân dân ta.
d. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Năm 931,
Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán và
xưng là Tiết độ sứ. Sau đó, ông bị Kiều Công Tiễn giết hại.
- Công Tiễn
cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội đó, quân Nam Hán sang xâm lược
nước ta.
- Ngô Quyền
đã cho quân đóng cọc trên sông Bạch Đằng, mai phục hai bên bờ sông và nhử quân
địch vào trong trận địa bãi cọc → cuộc xâm lược của quân Nam Hán bị đánh bại.
* Ý nghĩa lịch sử : chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
---------------
MỤC LỤC
-------------
BÀI 1. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY.
BÀI 3. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
BÀI 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HI LẠP VÀ RÔ MA
Bài 5 . TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 6 . CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
Bài 7 . SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA ẤN ĐỘ
BÀI 8. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á.
BÀI 9. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
BÀI 10 - THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Từ thế kỷ V thế kỷ XIV)
BÀI 11. TÂY ÂU HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
BÀI 12. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
BÀI 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
BÀI 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
BÀI 15 + 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
BÀI 17. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV).
BÀI 18. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 19. NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 21. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 22. TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
BÀI 24. TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 25. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
BÀI 26. TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN.
BÀI 27. QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC.
BÀI 28. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét