1. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.
- Cách đây
30 - 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống. Với việc tìm thấy
răng hoá thạch và các công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng
Nai, Bình Phước...
- Họ sống
thành từng bầy, săn bắt thú rừng và hái lượm để sinh sống.
2. Sự hình thành và phát triển
của công xã thị tộc.
a. Sự hình thành
- Sau một quá trình dài phát triển và tiến hoá, Người tối
cổ đã chuyển hoá thành Người tinh khôn (di
tích văn hóa Ngườm - Thái Nguyên, Sơn Vi - Phú Thọ).
- Họ sống
thành từng bầy, săn bắt thú rừng và hái lượm để sinh sống.
b. Sự phát triển của công xã thị tộc
- Cách nay khoảng 6000 - 12000 năm, con người bước vào thời
sơ kì đá mới
(Di tích ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều nơi khác).
+ Tổ chức xã hội: hợp thành các thị tộc, bộ lạc, sống định
cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.
+ Hoạt động kinh tế: Chủ yếu săn bắt, hái lượm. Ngoài ra
họ còn biết các loại rau, củ, cây ăn quả.
→ Đời sống vật chất và tinh thần được
nâng cao.
c. Cuộc cách mạng đá mới
- Cách nay khoảng 5000 - 6000 năm, con người đã biết sử dụng kĩ thuật cưa khoan đá và làm
đồ gốm bằng bàn xoay, biết sử dụng cuốc đá trong nông nghiệp trồng lúa.
- Năng suất lao động tăng, trao đổi sản phẩm giữa các bộ
lạc được đẩy mạnh. Cuộc sống con người ổn định, đời sống tinh thần được nâng
cao, địa bàn cư trú được mở rộng.
→ Cuộc "cách mạng đá mới" đã
tạo tiền đề cho sự ra đời thuật luyện kim và nông nghiệp trồng lúa nước.
3. Sự ra đời của thuật luyện
kim và nghề nông trồng lúa nước.
- Cách nay khoảng 3000 - 4000 kĩ thuật chế tác công cụ lao động
phát triển cao, nghề trồng lúa nước trở nên phổ biến.
- Cư dân văn hóa Phùng Nguyên là những người mở đầu thời
đại đồng thau ở Việt Nam.
- Cách nay 3000 - 4000 năm, khu vực Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh
Hoà), chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh đã tiến đến buổi đầu của thời đại kim khí.
- Ở lưu vực sông Đồng Nai (TP HCM, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Long An...), phát hiện một số di tích văn hó thời đại đồ đồng.
---------------
MỤC LỤC
-------------
BÀI 1. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY.
BÀI 3. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
BÀI 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HI LẠP VÀ RÔ MA
Bài 5 . TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 6 . CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
Bài 7 . SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA ẤN ĐỘ
BÀI 8. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á.
BÀI 9. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
BÀI 10 - THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Từ thế kỷ V thế kỷ XIV)
BÀI 11. TÂY ÂU HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
BÀI 12. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
BÀI 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
BÀI 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
BÀI 15 + 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
BÀI 17. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV).
BÀI 18. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 19. NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 21. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 22. TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
BÀI 24. TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 25. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
BÀI 26. TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN.
BÀI 27. QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC.
BÀI 28. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét