1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu:
- Thế kỷ III, đế quốc Rô-ma
lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh sản xuất sút kém, xã hội rối ren.
- Cuối thế kỷ V, đế quốc
Rô-ma bị người Giéc-man xâm chiếm, năm 476 đế quốc Rô ma bị diệt vong, thời đại
phong kiến châu Âu hình thành ở châu Âu.
- Những việc làm của người
Giéc-man:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước
cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới….
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô
Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên
thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng
của nông dân.
- Các giai cấp mới hình
thành: lãnh chúa phong kiến, nông nô, quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu bắt
đầu hình thành.
2. Xã hội phong kiến Tây Âu:
- Giữa thế kỷ IX các lãnh địa
phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ
phong kiến phân quyền.
- Các giai cấp trong xã hội:
+ Nông nô là người sản xuất
chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn
rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.
- Lãnh địa là một cơ sở kinh
tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.
- Lãnh địa là một đơn vị
chính trị độc lập có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng,
tiền tệ riêng...
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại:
- Nguyên nhân thành thị ra đời:
+ Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của
nền kinh tế hàng hóa.
+ Thị trường buôn bán tự do.
+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên
môn hóa.
- Thợ thủ công đến ngã ba
đường, bến sông nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình
thành các thành thị.
- Hoạt động của thành thị:
+ Kinh tế: thành lập phường hội, thương
hội.
+ Xã hội : Thợ thủ công và thương nhân.
- Vai trò thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
+ Góp phần tích cực xóa bỏ
chế độ phân quyền. Đặc biệt mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây
Âu.
---------------
MỤC LỤC
-------------
BÀI 1. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY.
BÀI 3. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
BÀI 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HI LẠP VÀ RÔ MA
Bài 5 . TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 6 . CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
Bài 7 . SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA ẤN ĐỘ
BÀI 8. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á.
BÀI 9. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
BÀI 10 - THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Từ thế kỷ V thế kỷ XIV)
BÀI 11. TÂY ÂU HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
BÀI 12. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
BÀI 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
BÀI 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
BÀI 15 + 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
BÀI 17. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV).
BÀI 18. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 19. NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
BÀI 21. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 22. TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
BÀI 24. TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
BÀI 25. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
BÀI 26. TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN.
BÀI 27. QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC.
BÀI 28. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét