I/Mặt trận Việt
Minh ra đời (19/5/1941):
-
Đức tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận
tuyến.
- Ở Đông Dương,
Pháp ra sức đàn áp cách mạng.
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày
10 đến ngày 19/5/1941.
- Hội nghị chủ
trương :
+ Đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
+ Thực hiện khẩu hiệu: “Tịch thu
ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”.
+ Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (19/5/1941) gọi tắt
là Mặt trận Việt Minh.
-
Sự phát triển
của lực lượng cách mạng:
+ Lực lượng chính trị: Mặt trận Việt Minh thành lập, bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước.
+ Lực lượng vũ
trang: Duy trì đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành đội Cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích, thành
lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944).
II/Cao trào kháng Nhật, cứu nƣớc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 1/Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945):
- Ở châu Âu: Chiến
tranh bước vào giai
đoạn kết thúc, nước Pháp được giải
phóng.
- Ở mặt trận Thái Bình Dương: Phát xít Nhật nguy khốn.
- Ở Đông Dương: Quân Pháp hoạt động
ráo riết, chờ thời cơ để giành lại quyền thống trị.
* Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
2/Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
- Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường
vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở
rộng và ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít
Nhật, phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.
- Từ giữa tháng 3/1945, cách mạng đã chuyển sang
cao trào đấu tranh vũ trang và những
cuộc khởi nghĩa từng phần. Ở căn cứ địa Cao- Bắc- Lạng, nhiều xã, châu, huyện được giải phóng.
-
Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân (4/1945).
- Uỷ ban quân sự Bắc Kỳ được thành lập, khu giải phóng Việt Bắc ra đời (6/1945).
- Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo, không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét