BÀI 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930- 1935)
I/ Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933):
- Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm…
- Sưu thuế ngày một
tăng cao, đời sống mọi tầng lớp, giai cấp đều ảnh hưởng.
- Pháp đẩy mạnh khủng bố, đàn áp… làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ngày càng lên cao.
II/Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ- Tĩnh.
- Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Từ tháng 5, phong trào phát triển mạnh mẽ, ngày 1/5/1930, công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới.
- Nghệ- Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất, tháng 9/1930, phong trào công- nông phát triển đến đỉnh cao.
- Chính quyền của đế quốc, phong kiến tan rã ở
nhiều nơi, chính quyền Xô viết được thành
lập. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ- Tĩnh.
- Chính quyền cách mạng đã kiên
quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất cho nông dân…
-
Thực dân Pháp tiến hành khủng bố tàn bạo,
phong trào tạm lắng xuống.
+ Ý nghĩa:
Chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét