BBÀI 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
I/Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926- 1927):
- Trong hai năm 1926- 1927,
nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra ở nhà máy sợi Nam Định, cao su Phú Riềng và Cam Tiêm.
- Phong trào mang tính
chất thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau.
- Phong trào nông
dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác cũng
phát triển thành một làn sóng cách
mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước. Các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.
II/Tân Việt cách mạng đảng (7/1928):
- Hội Phục Việt sau nhiều lần
thay đổi, đến tháng 7/1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
-
Thành phần: Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản.
- Hoạt động: Cử người dự các lớp huấn luyện của
tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh
niên. Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng tư sản và vô sản. Cuối cùng xu thế vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng
viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác- Lê nin.
III/Ba tổ chức cộng sản nối tiếp
nhau ra đời trong năm 1929:
- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh, cần phải
có một đảng cộng sản lãnh đạo. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên không đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- Tháng 3/1929, Chi bộ cộng sản
đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D, phố Hàm
Long- Hà Nội.
- Tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên họp đại hội lần I, đoàn đại biểu Bắc
Kỳ đưa ra ý kiến thành lập đảng, song không được chấp nhận. Họ bỏ đại hội về nước.
-
Tháng 6/1929,
Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kỳ.
- Tháng 7/1929, An Nam Cộng sản đảng thành lập ở Nam Kỳ.
Tháng 9/1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở Trung Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét