Những khai quốc công thần nào của Nhà Hậu Lê phải chịu chết oan ức? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Những khai quốc công thần nào của Nhà Hậu Lê phải chịu chết oan ức?

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

YEUSUVIET - Khởi nghĩa Lam Sơn đi vào lịch sử Việt Nam như một cuộc khởi nghĩa huyền thoại giành lại độc lập, tự chủ cho người Việt, diễn ra từ năm 1418 đến cuối năm 1427 dưới sự lãnh đạo của Lê Thái Tổ Lê Lợi. Cũng giống như những buổi đầu khai quốc của các triều đại khác, Lê Lợi lên ngôi vua, xét chọn "Bình Ngô khai quốc công thần" gồm 35 người đã nếm mật, nằm gai cùng Thái Tổ suốt 10 năm... Đáng tiếc, nhiều vị trong số các công thần không được hưởng phúc ân hòa bình mà phải tức tưởi chịu những cái chết oan khuất.


Bài liên quan

1. Trần Nguyên Hãn (1390 - 1429)

Số phận đáng thương nhất phải uất ức tự vẫn trong số các công thần, có lẽ phải nhớ về vị công thần mang gốc gác của cựu triều Nhà Trần, tức Trần Nguyên Hãn. Cùng với Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn thuộc dòng dõi của Tư đồ Trần Nguyên Đán và riêng ông thuộc hàng vương tộc mang Họ Trần. Khi Nhà Trần bị cướp ngôi rồi giặc Minh áp đặt đô hộ, đồng hóa người Việt, ông mang chí lớn muốn phục quốc, liền dùng gánh dầu mang đi bán khắp nơi nhằm dò la tin tức, tìm người cùng chí hướng. Đến khi biết Lê Lợi làm Phụ đạo Lam Sơn, nuôi dưỡng nghĩa binh, ông đã cùng Nguyễn Trãi lên đường gặp chúa Lam Sơn và cùng làm nên sự nghiệp phục quốc Đại Việt vĩ đại, lưu danh ngàn năm.

Nhưng đáng tiếc, khi đất nước đã thanh bình, dù đã tự nhận ra và cho rằng đến lúc mình phải lui về quê vì lo sợ số phận của khai quốc công thần như mình không tránh khỏi cảnh chết oan khuất. Ông xin Thái Tổ về quê, nhưng lại xây nhà cao, lát nền ngọc, đóng thuyền chở đầy binh khí nên làm cớ cho gian thần xu nịnh cáo gian lên vua. Năm 1429, vua sai lực sĩ đến bắt giải ông về kinh hạch tội. Thuyền đi đến giữa biển, ông than trách, ngửa mặt khấn trời giải nỗi oan khiên, khiến trời nỗi cơn bão dữ, ông nhảy xuống khỏi thuyền tự vẫn để tỏ rõ lòng trung. Sử Nhà Hậu Lê dù có ghi nhiều điều không hay nhưng không trực tiếp ghi ông có ý làm phản Lê Thái Tổ. 

Sau khi ông mất, Thái Tổ thấy mình giết lầm công thần nên hết sức xót thương, nhưng phải mãi đến đời Nhà Mạc, danh dự ông mới được phục hồi. Ngày nay, ông là một danh nhân Sử Việt, được người đời xưng tụng, kính nhớ đặc biệt nhờ công lao đánh đuổi giặc Minh, chấm dứt Bắc thuộc giành lại độc lập cho người Việt. Cái chết của ông cho đến nay thật sự vẫn chưa có một lời khẳng định chính xác...

2. Phạm Văn Xảo (? - 1431)

Khác với Trần Nguyên hãn uất ức mà tự vẫn, Phạm Văn Xảo là một khai quốc công thần trực tiếp bị chính Lê Thái Tổ ra lệnh giết. Trong Khởi nghĩa Lam Sơn, ông lập được nhiều chiến công, nhưng đáng nhớ nhất cần ghi nhớ là việc ông cùng Trịnh Khả được giao nhiệm vụ quan trọng mang tính quyết định chiến lược trong hồi kết của khởi nghĩa Lam Sơn, đó là việc phục binh tại ải Lê Hoa chờ Mộc Thạnh tiến sang làm viện binh cho Vương Thông. Mộc Thạnh là viên tướng lão luyện, là kẻ cùng Trương Phụ trực tiếp xâm lược tiêu diệt Nhà Hồ và Hậu Trần nên việc chặn đánh kẻ này có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, bằng việc Liễu Thăng bị chém tại trận tại Chi Lăng, đã nhanh chóng khiến cho toàn bộ 20 vạn viện binh của Nhà minh - trong đó có cánh quân của Mộc Thạnh, nhanh chóng tan vỡ khi chưa kịp vào sâu trong lãnh thổ Đại Việt.

Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi, giang sơn Đại Việt được thu phục, Phạm Văn Xảo đứng vào hàng ngũ công thần khai quốc được người đời trọng vọng. Tuy nhiên, các bộ sách sử Nhà Hậu Lê và Nhà Nguyễn sau này đều không thấy chép rõ về lý do vì sao ông bị Thái Tổ xử tội chết. 

Bộ chính sử nhà Lê sơ soạn là Đại Việt sử ký toàn thư không chép sự kiện Phạm Văn Xảo bị giết. Theo sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn thời Lê trung hưng, truyện Phạm Văn Xảo, "vua Thái Tổ tuổi già, lắm bệnh, sợ ngày sau chúa nhỏ (thái tử Nguyên Long mới lên 8) cầm quyền, các đại thần như ông và Trần Nguyên Hãn "sẽ có chí khác". Vì vậy, bề ngoài Lê Lợi "tỏ ra trọng vọng nhưng bên trong vẫn nghi ngờ. Bọn gian thần Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua tranh nhau dâng mật sớ khuyên vua sớm trừ đi". Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của nhà Nguyễn nêu tương tự như vậy.

Số phận may mắn hơn Trần Nguyên Hãn, vì đến đời vua Lê Thánh Tông, danh dự của ông được phục hồi và truy phong ông là Thái bảo, Thắng quận công.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

3. Lê Sát (? - 1437)

Đời vua Lê Thái Tổ, hàng ngũ công thần chỉ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo phải nhận cái chết oan, các công thần Lam Sơn như Lê Sát lại phải chịu cái chết trong đời vua nối ngôi. Lê Sát được phong đến chức Đại tư đồ thời Lê Thái Tổ, giữ trọng trách chăm sóc ấu chúa Lê Nguyên Long còn nhỏ tuổi khi mới lên ngôi. Trong thời chiến, ông là dũng tướng xông pha trận mạc, trực tiếp tham gia các trận đánh mang tính chiến lược của nghĩa quân. Đặc biệt, tại eo núi Mã Yên trong trận Chi Lăng - Xương Giang, ông cùng Lưu Nhân Chú đặt phục binh đánh chặn cánh viện binh quân Minh, Liễu Thăng bị đuổi bắt đến sa lầy và chém chết tại trận này. 

Đến thời bình, ông lại vẫn giữ chính khí của một võ tướng, quyết đoán mọi việc, dù có nhiều lợi ích cho triều chính nhưng đáng tiếc lại không theo thời thế nên không được lòng Lê Thái Tông Nguyên Long. Sử chỉ chép đến khi Vua Thái Tông đã đủ hiểu biết để điều hành chính sự, không vừa ý cách ông điều hành, lại có kẻ vào tố ông chuyên quyền, tội không thể dung tha được. Vua nhận sớ tâu, sai bắt ông, giao cho hình quan xét hỏi. Lê Sát tâu rằng:  Nay buộc cho thần cái tội chuyên quyền, thế là tội của thần do tiên đế ban cho. Sau đó, đến việc công thần Lê Ngân được vua chọn thay thế chức vụ của mình, ông lấy làm thù ghét nuôi võ sĩ tính làm thích khách, việc bị lộ, vua Thái Tông quyết xử tử ông. Lê Ngân và Bùi Cầm Hổ can rằng Lê Sát là công thần, không nên chém rao, vì vậy Thái Tông ra lệnh cho ông tự tử tại nhà.

4. Lê Ngân (? - 1437)

Sau Lê Sát, tiếp đến là cái chết oan khiên của công thần Lê Ngân - người được Lê Thái Tông chọn thay chính chức vị của Lê Sát. Trong cuộc chiến giành lại độc lập từ tay giặc Minh, Lê Ngân cũng nằm trong hàng ngũ hổ tướng Lam Sơn. Cuối năm 1424, Nguyễn Chích - một tướng Lam Sơn, dựa vào việc tinh thông địa thế địa phương, đã hiến một kế sách chiến lược cho Bình Định vương, đó là bỏ vùng núi hiểm trở đế tiến quân chiếm vùng đồng bằng Nghệ An, kế hoạch này được Lê Lợi nghe theo. Từ kế hoạch chiến lược đó, Lê Ngân cùng các dũng tướng Lam Sơn tiến quân vây hạ các thành Bồ Ải, Tân Bình, Thuận Hóa và đặc biệt là trận đánh hạ thành Nghệ An năm 1427, trực tiếp giáng đòn chí mạng vào hy vọng của quân giữ thành Đông Quan.

Đến khi đất nước hòa bình, non sông trở lại quốc thống cũ, Lê Ngân được Lê Thái Tổ phong tước Á thượng hầu trong hàng ngũ 93 Khai quốc công thần nhà Hậu Lê. Sau khi Thái Tổ băng hà, lê Ngân cùng với bạn đồng liêu là Lê Sát làm phụ chính. Đến khi Lê Sát bị Thái Tông xử tội chết, Lê Ngân là người giữ chức vị cao nhất trong triều. Nhưng sau đó, lại có kẻ gian tố cáo ông thờ Phật Quan Âm trong nhà, rồi từ đó, vua sai võ sĩ đến nhà lục soát. Dù ông đã vào gặp Vua tạ tội, nói rõ oan khuất nhưng vua không nghe, bắt ông tự chết ở nhà, tịch thu hết gia sản. Đến đây, kết thúc một đời chiến tướng khai quốc Lam Sơn oai hùng nhưng uất hận chịu chết trong thời hòa bình...

5. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

Riêng về Nguyễn Trãi, "Vụ án lê Chi Viên" nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam đã đủ nói lên sự oan khiên, uất hận của một trong những nhất đại công thần khai nghiệp Nhà Hậu Lê. Dù thuộc dòng dõi Nhà Trần, nhưng Nguyễn Trãi đã theo phò tá Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam sơn, làm nên cuộc yết kiến Lỗi Giang tụ nghĩa anh hùng nổi tiếng. Khi theo giúp vua, ông dâng tập "Bình Ngô sách", vạch rõ chiến lược lấy đại nghĩa để thắng hung tàn làm mạch xuyên suốt của nghĩa quân Lam Sơn. Sau đó, cùng với "công tâm kế", dùng thư dụ hàng các tướng Minh giữ thành vùng Nghệ An trên đường Bắc tiến, ông đã giúp nghĩa quân Lam Sơn thu thành mà ít hao tổn binh lực nhất. Đến khi đất nước thái bình, sạch bóng giặc Ngô, ông được lê Thái Tổ tin tưởng sai soạn bài "Bình Ngô đại cáo" để bố cáo thiên hạ Đại Việt về việc đánh đuổi giặc Ngô phải chạy dài về nước.

Năm 1433, Lê Thái Tổ qua đời, Nguyễn Trãi ra sức giúp triều vua mới Lê Thái Tông. Ông đựa vua tin cẩn cho soạn, chế tác lễ nhạc, triều nghi trong cung, giữ việc soạn thảo các bản văn ngoại giao với vua Minh... Các công việc này của ông không hợp ý một số công thần hay viên quan triều đình, bị phản đối nhưng vua Lê vẫn tin dùng ý kiến của ông. Đến năm 1438, Nguyễn Trãi đã từ quan, về trí sĩ ở Côn Sơn và đường Thái Tông đồng ý. Chính tại đây - vùng Côn Sơn, nơi Lệ Chi Viên, vụ án oan nổi tiếng và bi đát nhất trong Sử Việt đã diễn ra. Đó là năm 1442, Lê Thái Tông vi hành nghỉ lại nhà ông, người thiếp của ông là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua, đến sáng thì vua băng hà. Tất cả mọi tội lỗi đều trút hết không chỉ cho một mình Nguyễn Trãi mà còn cho cả ba họ nhà ông - đó là vụ thảm án "tru di tam tộc" duy nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sau 22 năm, năm 1464, Lê Thánh Tông đã xuống chiếu rửa oan cho ông với câu nói mãi ghi vào lịch sử Việt Nam như hiện thân rõ nét nhất cho tấm lòng trung quân của ông:
Ức Trai tâm nguyện quang khuê tảo. (Lòng Ức Trai sáng tựa sao khuê).
Thảm án Lệ Chi Viên với cuộc đời bi kịch của Nguyễn Trãi đã là nguồn cảm hứng thể hiện sự đau xót của người đời sau cho một trong những danh nhân Sử Việt tài ba bậc nhất của lịch sử. Trong đó, bộ phim "Thiên mệnh anh hùng" tuy không trực tiếp viết về cuộc đời ông mà diễn tả cuộc hành trình của con cháu ông, với những vòng xoáy tranh giành quyền lực của triều đình Lê Thái Tông đã phần nào nói lên nguyên nhân cái chết bi tham của ông, xuất phát từ những tranh giành quyền lực của buổi đầu Nhà Hậu Lê lập quốc.

Nguyễn Thị Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)