Tâm lý người An Nam - Người Pháp viết đúng hay sai? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả

YEUSUVIET - Lịch sử Việt Nam chứng kiến nhiều thăng trầm và nhiều sự giao thoa mang tính tất yếu. Một trong những sự giao thoa tất yếu đó, là văn hóa và bản sắc dân tộc, mặc dù hai cụm từ này không phải những thuật ngữ khoa học chính xác. Cách đây hơn 100 năm, khi người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến tranh Pháp - Đại Nam đã khiến Việt Nam thời Pháp thuộc cho phép những người Pháp có cách nhìn phán xét trên người Việt. Paul Giran - một trong số những người Pháp đó, đã hiện thực hóa những nhận xét của mình thành một quyển sách, với tên gọi: Tâm lý người An Nam. Quyển sách xuất bản năm 1908 và hơn 110 năm sau, những nhận xét của ông là đúng hay sai?


Bài liên quan

Trước khi khẳng định Paul Giran đã nhận xét đúng hay sai về người An Nam trong quyển sách, chúng ta cần biết ông là người Pháp và dù muốn hay không, những nhận xét của ông không bao giờ hoàn toàn khách quan. Đồng thời, khoa học xã hội dù cũng đáp ứng những yêu cầu chính xác như khoa học tự nhiên, nhưng khái niệm đúng - sai trong lĩnh vực này không thể tuyệt đối như lĩnh vực khoa học tự nhiên. Vì vậy, như GS Nguyễn Văn Tuấn đã nhận xét về quyển sách Tâm lý người An Nam này, "vì khái niệm đúng/sai trong khoa học xã hội rất khó xác định. Mỗi người có một cách nhìn tùy theo trình độ và trải nghiệm của cá nhân". Nhưng nếu vội kết luận "nhận xét của một người Pháp lên người Việt là không đáng coi trọng" chắc chắn là một kết luận vội vàng và cũng rất phiến diện. Vì dù không hoàn toàn, nhưng cũng không ít (thậm chí có thể "nhiều") tùy quan điểm và cách tiếp cận của người đọc, những nhận xét của Giran không phải không đúng.

Là một quan chức trong chính quyền cai trị thuộc địa tại Đông Dương, Paul Giran (1875 - ) từng học Trường Thuộc địa ở Pháp và làm đến chức Công sứ tại Phan Rang (Việt Nam). Với điều kiện được tiếp xúc khá nhiều, sâu sắc với các nguồn tài liệu viết về An Nam (tiếng Pháp) và đời sống bản xứ, ông có cách nhìn trải rộng, học thuật về tính cách của người An Nam lúc bấy giờ. Tuy cần phải biết Paul Giran không phải một học giả chuyên sâu về nhân chủng học hay một nhà khoa học xã hội thực thụ, nhưng bằng một tư duy khoa học phổ thông của người phương Tây và góc nhìn của một viên chức cai trị, ông vẫn đưa ra những nhận xét đáng quan tâm và dù đã khá xa xôi, người đọc vẫn sẽ luôn tự hỏi những nhận định của ông về người Việt hơn 110 năm trước liệu còn đúng hay sai.

Không phải một nhà khoa học thực thụ nhưng Giran cũng không đến mức luông tuồng nhận xét không có cơ sở. Giran đã đúng khi bố cục quyển sách thành hai phần: Tính cách dân tộc và Sự tiến hóa của dân tộc An Nam. Trong phần Tính cách, các vấn đề về chủng tộc, môi trường và tâm hồn đã góp phần định hình lên người An Nam trong thời điểm ông nhận xét. Thật vậy, nhân chủng học hiện đại tiến bộ hơn vẫn khẳng định vấn đề chủng tộc ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm về cấu tạo xương, thói quen và tính cách. Tiếp đến - Môi trường, là một yếu tố ảnh hưởng đến tính cách, Giran lại rất đúng vì chính môi trường đã tạo nên tính cách chống lại những người ngoại quốc muốn áp đặt nền đô hộ lên người Việt, nhưng ông chắc cũng không thể tiên đoán được sự thất bại của nước Pháp về sau.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả


Nếu muốn tìm điểm khác biệt cơ bản nào mà Giran đã chỉ ra trong tác phẩm của mình, khi không chỉ so sánh An Nam với Pháp mà còn cả chủng tộc da vàng với người phương Tây, thì đó là khoa học. Paul Giran đã công kích thẳng vào cái nôi của khoa học phương Đông, nền văn chương được xây dựng trên triết lý Nho giáo. Nhận định "những trước tác của nền văn chương Trung Hoa thật phi thường" chẳng khác nào một sự mỉa mai cho giá trị được nhận định ngay tiếp sau rằng "nó thật chẳng đáng là bao cũng như tinh thần của nó cũng chẳng lấy gì làm vĩ đại". Số mệnh và sự gắn chặt giữa Trung Hoa và An Nam đã tạo nên mối dây về sự liên kết không thể tách rời, Trung Hoa thế nào, An Nam thế nấy. Nền văn học khép kín và tư duy học thuộc lòng đã đóng khung tất cả những sáng tạo và trí tuệ của hai dân tộc.

Đi xa hơn, Paul Giran nhận xét quyết đoán về một trong những hình mẫu quan trọng nhất của Á Đông: người quân tử. Giran cho rằng, từ Nho giáo đã tạo nên một định kiến bất biến về thiên tử và hình mẫu lý tưởng của sự bất bình đẳng: quân tử - tiểu nhân - kẻ tầm thường. Chỉ có quân tử mới có đủ tài năng để giảng dạy, lãnh đạo dân đen và ai đạt đến mức độ "quân tử" thì đương nhiên đó là viên ngọc sáng ngời không tì vết, không tội lỗi. Giran luôn nhắc về Nho giáo để rồi kết luận chính nó đã tạo nên "sự thấp kém tương ứng với tinh thần, do một khiếm khuyết về trí tuệ nền tảng" (178), nhưng ông lại cố tình lờ đi những giá trị của tư tưởng triết học Nho gia và cố tình quên đi 13 năm đi thuyết giáo qua hàng chục nước chư hầu nhưng không được trọng dụng của Khổng Tử. Bản chất của Nho gia không sai, Khổng phu Tử đã đưa ra hình mẫu của một Nhà nước lý tưởng "ca ngợi người lãnh đạo biết nhường quyền lực cho người tài đức hơn mình" không kém triết học phương Tây nhưng Giran lại không đưa điều này vào nhận định của mình. Giá như ông có thể đi xa hơn, phân tích sâu xa hơn giữa Nho gia của Khổng Tử và Nho giáo từ Đổng Trọng Thư, ông sẽ nhìn thấy được nhiều vấn đề hơn.

Đó là lý do vì sao Giran chỉ có thể nhận định "theo lý thuyết An Nam, những viên chức [quan lai] này phải là như thế nào rồi; đó là những vị "thánh hiền", những vị "quân tử", những tấm gương về đức hạnh" nhưng lại không giải thích được rõ ràng vì sao thực tế đó.

Đến nay, nhiều nhận định của Paul Giran đã lỗi thời, thậm chí, còn có tính chất khích bác, nói xấu. Nhưng về mặt nghiên cứu lịch sử, ở thế kỷ 21, tác phẩm vượt ra ngoài giới hạn một văn bản thuần túy phục vụ công cuộc thuộc địa hóa của người Pháp thời bấy giờ. Sách trở thành một nguồn tham khảo giúp độc giả thế hệ hiểu hơn về cái nhìn người Pháp từng dành cho một trong những dân tộc họ đô hộ. Tác phẩm giúp độc giả tiếp cận góc nhìn về đặc điểm quốc gia, con người, lối sống, tư duy, trí tuệ, chính trị... của người Việt xưa. 

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)