Nguyễn Văn Nhơn và Lã Mông - Hai đại tướng, hai thời đại, một ý chí - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Nguyễn Văn Nhơn và Lã Mông - Hai đại tướng, hai thời đại, một ý chí

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản

YEUSUVIET.COM - Lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng, cả về sự kiện, quá trình phát triển và nhân vật lịch sử. 

Đối với những nhân vật lịch sử, họ đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành hay sụp đổ của một triều đại hoặc những ảnh hưởng nhất định trong thời đại mình sinh sống. Có hai nhân vật, mà sự xuất hiện và biến đổi của họ đã tạo nên những biến đổi nhất định của thời kỳ lịch sử mà họ sinh sống, tạo nên những bước chuyển không quá lớn nhưng mang tính bước ngoặt cho cục diện chiến lược trong cuộc chiến tranh họ đi theo, đó là Tổng trấn thành Gia Định Nguyễn Văn Nhơn và Đại Đô đốc Đông Ngô Lã Mông.

Bài liên quan
>>> Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư - Chỉ có dân mới biết mình sẽ thờ ai!?
>>> Ngũ hổ tướng Gia Định - Tả quân Lê Văn Duyệt
>>> Hoàng Lê nhất thống chí - Tác phẩm kinh điển và đất nước hết chia đôi.
>>> Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai - Bao giờ trở lại huyền thoại xưa!?
>>> Cuộc nổi dậy của Nhà Tây Sơn và những kẻ bên lề.


Bài viết không nhằm phân tích để so sánh về hai danh tướng trong lịch sử Việt Nam và Trung Hoa, vì họ sống ở hai thời đại cách nhau gần 1.000 năm và chiến cuộc mà họ tham dự vào cũng có những sự khác nhau nhất định từ lực lượng tham chiến cho đến ý nghĩa của mỗi cuộc chiến. Tuy nhiên, bài viết muốn khẳng định về sự giống nhau trên con đường công danh và thành công của hai vị đại tướng này, đó là sự học hành để hoàn thiện bản thân.


Ngũ hổ tướng thành Gia Định


Nguyễn Văn Nhơn tên thật là Nguyễn Văn Sáng, còn gọi là Sen, tên gọi Nhơn là do Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ánh ban cho. Ông sinh năm 1753 tại vùng đất nay là Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ông tuy xuất thân trong gia đình quan tước, nhưng từ nhỏ lại không được học hành đầy đủ. Năm 21 tuổi, ông bắt đầu theo nghiệp binh đao trong hàng ngũ Chúa Nguyễn và theo dưới trướng các tướng Tống Phước Hiệp, Nguyễn Khoa Thuyên, Tống Phước Hội bảo vệ các vùng đất xung quanh Sa Đéc ngày nay trước sức tấn công của Tây Sơn. Ông được người đời xưng tụng vào hàng ngũ Ngũ hổ tướng thành Gia Định và cùng Chúa Nguyễn Ánh đánh đông, dẹp bắc khắp các thành ở miền Trung.

Khi về làm Lưu thủ Trấn Biên, Nguyễn Văn Nhơn đã 50 tuổi, trải một cuộc đời chinh chiến tuy gan dạ, quả cảm có thừa nhưng sự học trị nước, an dân vẫn còn chưa đủ sức. Bởi vậy, ông mới cho tìm các thầy về dạy học, ngày đêm chuyên cần học hỏi không kể tuổi tác đã cao nên cuối cùng cũng thấu hiểu được thời thế của buổi chiến loạn. Nhờ đó mà khi chúa Nguyễn mấy lần mang quân Bắc phạt, đều an tâm giao thành Gia Định lại cho thái tử Hy và sai ông làm chưởng cơ cùng phụ giúp. Bởi nhờ thế mà cuộc sống người dân luôn được ổn định. Tháng 8 năm Kỷ Mùi có nạn đói hoành hành, Ông xin phát chẩn cứu giúp người dân, cuối cùng mọi chuyện đều tốt đẹp.

Đặc biệt, năm 1802 sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Văn Nhơn đã dâng sớ tâu đề xuất 14 việc cần làm ngay để chấn chỉnh lại đất nước. Tất cả 14 điều này đều được Gia Long nghe theo. Rồi năm 1804, vua Gia Long tính huy động sức dân để xây điện đài, ông cũng can gián xin khoan thư sức dân để không gây khó nhọc cho dân chúng khi vừa hết chiến tranh, vua cũng nghe theo. Năm 1812, người Xiêm mang theo vàng bạc cống xin ông cho lấy muối ở Ba Thắc hay coi nhẹ , "làm lơ" chuyện Xiêm chiếm cứ Cao Miên, Nguyễn văn Nhơn đều từ chối thẳng thừng không nhận. Hay năm 1817, vua có ý muốn tập trung người Cao Miên khai đào dòng sông Châu Đốc, ông có lời lẽ can gián, vua lấy ưng thuận và nghe theo.

Năm 1821, Nguyễn Văn Nhơn được bổ về làm quan tại Quốc sử quán, nhưng đến năm sau 1822 thì ông qua đời, hưởng thọ 70 tuổi. Hoàng đế Minh Mạng tiếc thương ông khi còn sống rất kiệm ước, nên làm lễ tang rất trọng hậu, lại còn thân mình đến gia quyến hỏi han chuyện tang chế. Nguyễn Văn Nhơn được thờ phụ trong Thế miếu và bày thờ ở miếu Trung hưng công thần. Ngày nay, Đình Tân Đông ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp chính là nơi đang thờ tự Nguyễn Văn Nhơn.

Đại Đô đốc Đông Ngô


Nhắc đến Lã Mông, bất cứ ai say mê tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung chắc chắn đều quá biết về nhân vật đại tướng lẫy lừng này của quan Giang Đông. Lã Mông chính là đại tướng đã chém đầu Quan Vũ - đại tướng hùng mạnh nhất của Thục Hán, thu hồi Kinh Châu và làm bàn đạp vững mạnh cho Đông Ngô chống lại các cuộc Nam chinh của cả Nhà Ngụy và Nhà Thục Hán. Lã Mông không phải là đại tướng tinh thông chiến trận, thời thế từ khi bước vào trận chiến. Ông tuy có tài năng quân sự, nhưng ví như ngọc trong đá chưa được mài giũa mà chính bản thân ông thuở đầu cũng không thật sự ý thức hết về tài năng thiên bẩm của mình.


Ông vốn xuất thân nghèo khổ, nên thuở nhỏ cũng rất ít được đi học. Do có người anh rể là Đặng Đương làm bộ hạ cho thủ lĩnh miền Giang Đông là Tôn Sách nên Lã Mông cũng trở thành tướng dưới trướng của họ Tôn. Đặng Dương phát hiện ra Lã Mông làm lính trong quân của mình nên đem việc này nói với mẹ ông khiến bà rất tức giận, mắng ông và không cho ông tòng quân nữa. Nhưng Lã Mông giải thích với mẹ rằng:"Chúng ta không thể sống nghèo khổ mãi, nếu có thể tự chứng tỏ bản thân qua những công việc khó khăn, thì sự giàu sang mới có thể đến với mình. Nếu không vào hang hổ thì làm sao mà có thể bắt được hổ con".


Kể từ đó ông liên tiếp lập được nhiều chiến công, góp phần giúp Tôn Sách chinh phục và ổn định miền Giang Đông. Sau khi Tôn Quyền lên kế vị Tôn Sách, đã chú ý tới ông nên tìm cách khuyến khích Lã Mông nỗ lực trao dồi thêm kiến thức. Không bao lâu sau thì ông đã nhanh chóng thông thạo binh lược, trở thành một đại tướng quân uy dũng của Đông Ngô. Về sau ông được phong chức Thái thú ở Nam quận, trở thành một vị tướng giỏi giúp Tôn Quyền canh giữ miền tiền tuyến. Năm 216, Lã Mông được phong lên làm Đại đô đốc, chức quan cao nhất ở Đông Ngô thời bấy giờ.


Đến năm 219, Lã Mông sử dụng kế sách áo trắng sang sông và chiếm miền tây Kinh châu, đánh bại danh tướng của Lưu Bị là Quan Vũ, lập được một đại chiến công uy chấn cả Trung Quốc, tuy nhiên không bao lâu sau thì ông đột ngột qua đời. Trước khi mất, ông dặn dò người nhà làm tang lễ đơn giản, và đem hết vàng bạc của cải được ban thưởng trước đó trả lại cho Tôn Quyền.


Sự học hành của con người


Việc học hành của kẻ sĩ, của mỗi con người trong mỗi thời đại đều rất quan trọng. Hình ảnh của tướng Nguyễn Văn Nhơn và Lã Mông chính là những hình ảnh phản chiếu rõ ràng nhất, minh định nhất cho việc học hành, trau dồi kinh sử - kiến thức chính là một trong những điều cần thiết để một người lập thân giữa đời. Hai vị tuy có khác nhau về điểm mấu chốt quyết định trau dồi việc học: Nguyễn Văn Nhơn ngoài 50 tuổi, được giao trấn thủ hậu phương sau hơn nửa đời phiêu bạt chiến trường thì ngộ ra việc trau dồi kinh sử, Lã Mông thì có tài, có chí nhưng chưa nhận ra việc phải chuyên học để dần hoàn thiện binh lược của bản thân, chỉ đến khi Tôn chủ Giang Đông khuyến khích mới dần thực hiện.


Hình ảnh của hai vị tướng tài trong lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Hoa chính là hình ảnh tiêu biểu cho những ai bền gan, kiên chí học hành mà thay đổi cuộc đời, vận mệnh của mình. Mong rằng những người trẻ Việt Nam luôn luôn ý thức việc học hành của mình, nhưng theo một tư tưởng mới, không phải "học để làm quan" nhưng "học vì bản thân để xây dựng xã hội" để tất cả cùng phát huy sức mạnh của bản thân, đưa đất nước được tự lực, tự cường.


Lê Khắc An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)