YEUSUVIET - Trương Tấn Bửu (1752 - 1827), có tên khác là Trương Tấn Long; là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Nhờ lập được nhiều công lao, ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.
Bài liên quan
>>> Vân Đồn (Quảng Ninh) - Thương cảng xưa chôn vùi giấc mộng Đại Hán
>>> Thành Chiến Mobile - Game dã sử thuần Việt
>>> Đi tìm các bậc tiền bối ngành THƯ VIỆN VIỆT NAM trong lịch sử.
>>> Đinh Lễ - Chiến tướng khai quốc triều Hậu Lê
>>> SƠN TINH THỦY TINH 2020 | Free Fire | Khi Sử Việt vui lạ thường!
Trong thời gian khá dài tên tuổi của Phó tướng Long Vân hầu Trương Tấn Bửu - một võ tướng lẫy lừng thời nhà Nguyễn không được dòng chính sử cũng như các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến. Cả cuộc đời, ông làm quan hơn bốn mươi năm qua hai triều Gia Long, Minh Mạng. Ông là người có công lớn trong việc đánh giặc giữ nước. Đồng thời, ông đã từng trực tiếp chỉ huy năm ngàn phu xây thành Châu Đốc, vét kinh Vĩnh Tế. Năm 2005 Bộ Văn hóa - Thông tin đã xét cấp Bằng công nhận khu lăng miếu của ông ở quận Phú Nhuận, TP HCM là Khu Di tích Lịch sử -văn hóa cấp Quốc gia. Đồng thời Nhà nước cho trùng tu lại di tích ấy rất khang trang.
Ông sinh ở tỉnh Vĩnh Long cũ, nay là huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm Đinh Mùi (1787), lúc chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh) chạy trốn quân Tây Sơn, có ghé nhà cha ông tạm trú một đêm. Gặp dịp, ông xin theo phò tá. Nhưng vừa ra khỏi nhà, ông gặp ngay trận chiến ác liệt. Nhờ sự thông minh và lòng dũng cảm, ông cứu thoát được chúa Nguyễn.
Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (Gia Long), phong ông làm Chưởng dinh, quản lĩnh đạo quân Bắc Thành. Năm 1806, có công dẹp bọn cướp biển Tàu Ô, ông được thăng làm Trung quân kiêm Tả quân Phó tướng, quyền lãnh chức Tổng trấn Bắc Thành, thay Nguyễn Văn Thành. Năm Canh Ngọ (1810), ông lại được bổ vào Gia Định, quyền lãnh chức Tổng trấn, đến năm 1812, thực thụ Phó Tổng trấn Gia Định. Năm Nhâm Thân (1821), ông lại được cử làm Phó Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ hai.
Năm Quý Mùi (1823), theo lệnh của Lê Văn Duyệt, ông chỉ huy khoảng 35.000 quân và dân lo nạo vét kênh Vĩnh Tế cùng với Thoại Ngọc Hầu, rồi chẳng bao lâu sau ông bệnh, xin về hưu vào ngày 17 tháng 11 năm Ất Dậu (1825). Ngày 2 tháng 8 năm 1827 (10 tháng 6 âm lịch năm Đinh Hợi) ông mất, thọ 75 tuổi. Ông làm quan suốt 40 năm (trải 2 đời Gia Long, Minh Mạng), mất lúc 75 tuổi (1827). Chính Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt đã đứng ra lo việc tống táng và xây mộ cho ông. Đến đời Tự Đức năm thứ 5 (1852), ông được thờ vào miếu Trung hưng công thần và đền Hiền lương.
Thảo luận bài viết tại Fanpage YÊU SỬ VIỆT - CLICK VÀO ĐÂY
==//==
Đến đây kết thúc phần giới thiệu về Ngũ Hổ tướng Gia Đinh – 5 vị tướng quân Khai quốc công thần, đã phò tá Chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế Gia Long, thống nhất Đại Việt sau gần 300 năm Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước. Lịch sử còn có những cái nhìn chưa thật sự công bằng với triều Nguyễn, nhưng việc đền thờ của Ngũ Hổ tướng vẫn ngày ngày có người nhang khói đủ nói lên sự tôn kính mà nhân dân truyền đời dành cho các ông, cũng như triều Nguyễn.
Phần tiếp theo, sẽ nói về đối thủ truyền kiếp của Ngũ hổ tướng Gia Định, Tây Sơn Thất hổ tướng./.
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét