YEUSUVIET.COM - Chỉ mới gần đây thôi, nhân vật Nguyễn Văn Tường mới được giới sử học trong nước đánh giá lại đúng đắn hơn. Đánh giá đó được đúc kết trong kết luận sau đây của Hội nghị Khoa học Lịch sử về nhóm chủ chiến trong triều đình Huế do trường Đại học Sư phạm TP. HCM tổ chức ngày 12-11-1991:
Bài liên quan
>>> Sách "Vua Gia Long" - Mracel Gaultier - Chuyện về một Hoàng đế thống nhất
>>> Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỷ 17, 18 - Li Tana
>>> Đại Việt sử ký tiền biên - Ngô Thì Sĩ - Ý chí thoát khỏi tư tưởng Nho giáo?
“Nguyễn Văn Tường là một đại thần có tài kinh bang tế thế, có lòng trung quân ái quốc
đến trọn đời. Hội nghị cũng khẳng định việc Nguyễn Văn Tường đứng về
phe chủ chiến cùng Tôn Thất Thuyết phế bỏ các Vua bán nước để lập Hàm Nghi là
hành động đáng được tôn vinh. Riêng về hoạt động của ông sau sự biến 23-5 Ất Dậu
(1885) còn có những ý kiến khác nhau. Việc ông trở về Huế trong khi Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết xuất bôn là một sự lựa chọn sai lầm hay là một phương lược cứu
nước khác còn phải được tiếp tục làm sáng tỏ, nhưng dù sao cũng không phải là để
đầu hàng Pháp. Việc thực dân Pháp bắt ông đưa đi đày ở Tahiti và cái chết của
ông đã soi sáng vấn đề này.”
HÀNH TRÌNH MINH OAN 12 NĂM
Từ tuổi 72 đến 84, giáo
sư Nguyễn Quốc Trị đã dành toàn thời gian để nghiên cứu về nhân vật Nguyễn Văn
Tường, thu thập tài liệu ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, 5 văn khố ở Pháp, và từ các Trung tâm Lưu trữ cùng hội nghị, hội thảo ở Việt Nam. Từ
đó, những sử liệu gốc và đầu tay do chính tác giả tìm tòi được dùng để đối chiếu,
phối kiểm, phân tích và tổng hợp, với mục đích soi sáng đường lối thiết thực chốngđô hộ Pháp và lòng hy sinh vô bờ bến của vua quan nhà Nguyễn để cứu nước qua đường
lối đó.
Soi sáng vấn đề này chính là chủ đích của quyển sách. Nhưng để
soi sáng vấn đề căn bản ấy trong cuộc đời chính trị của Nguyễn Văn Tường, tác
giả Nguyễn Quốc Trị phải soi sáng cả một triều đại, cả một
giai đoạn lịch sử đã u tối lại càng u tối hơn vì lạc trong mê lộ của sử sách
thuộc địa. Một vài nhà viết sử nước ngoài gần đây, như Charles
Fourniau, đã vạch ra cái mê lộ ấy, nhưng không ai làm công việc này một cách
chi li, thấu đáo bằng ông Nguyễn Quốc Trị.
Ông xét lại xem quả vua quan nhà Nguyễn và Ông Nguyễn Văn Tường có "tham lam", "tàn nhẫn", và "gian trá" như sử
sách phổ thông thường nói không? Và nhân dịp đó, hầu hết các nghi vấn, kỳ án
liên quan đến vua quan nhà Nguyễn đã được làm sáng tỏ, như: Sẽ không có triều đại
nhà Nguyễn nếu không có viện trợ của Bá Đa Lộc? Gia Long rước voi [Tây] về dày
mã tổ? Cõng rắn [Xiêm] về cắn gà nhà? Minh Mạng hiếp vợ Hoàng tử Cảnh cho mang
thai rồi giết cùng với hai con để chúng khỏi tranh ngôi? Lê Văn Duyệt theo các
thừa sai Pháp chống lại Minh Mạng? Tự Đức thông đồng với Trương Đăng Quế giả di
chúc của Thiệu Trị để giành ngôi của anh trưởng Hồng Bảo? Rồi giết anh, giết
cháu để khỏi bị tranh ngôi? Nguyễn Văn Tường thông gian với vợ Tự Đức, giết vua
Kiến Phúc? Ăn hối lộ của người Tàu? Giết hại Trần Tiễn Thành, Dục Đức, và 50
hoàng thân, công tử? "Đầu thú" Pháp? Hàm Nghi bị ép đi kháng chiến,
xin về nhưng bị Tôn Thất Thuyết đòi để cái đầu lại? Và nhiều câu chuyện kỳ ảo khác nữa.
KHÔNG VÌ DANH, KHÔNG VÌ LỢI, MÀ CHỈ VÌ SỰ THẬT
Vấn đề đặt ra cho giới sử học là: chủ đích như vậy có khiến công việc nghiên cứu mang màu sắc chủ quan hay không? Không
người cầm bút nào trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung dám quả quyết rằng
tôi đây trăm phần trăm khách quan. Nhưng tôi đây, như một người nghiên cứu đích
thực, luôn luôn nhắm đến khách quan một cách tối đa, bởi vì lý tưởng của người
cầm bút là hướng đến sự thật. Vậy thì quyển sách này hướng đến sự thật như thế
nào?
Phán xét tùy ở độc giả. Nhưng
dù phán xét thế nào, không ai phủ nhận được ưu điểm đáng trân trọng của sách
này: nhận xét nào của tác giả cũng dựa trên những sử liệu gốc, đầu tay, có kiểm
chứng, có phân tích, mà tác giả đã dày công thu thập trong nhiều năm, miệt mài
làm việc từ Thư viện của Quốc hội Mỹ đến các văn khố lưu trữ tư liệu lịch sử ở
Paris, ở Aix-en-Provence, Pháp. Chỉ mỗi một công trình này
thôi, quyển sách đồ sộ này đã là một kho tàng quý giá, chứa đựng những sự thật
lịch sử chưa hề khám phá, khai thác. Chỉ mỗi một công trình này
thôi, đóng góp này đã là vô giá để lịch sử được nhìn lại với cái nhìn khác,
thoát khỏi ảnh hưởng của các “sử gia thuộc địa” và đồng minh.
- Cao Huy Thuần
- Nguyên Giáo sư émérite Đại học Picardie (Pháp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét