ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9 - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I.
Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
1.
Liên Xô.
a.
Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950).
·
Đất
nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1
710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị phá hủy.
·
Nhân
dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi KH 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950)
trước thời hạn.
- Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Bài liên quan
*
Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa:
·
Đánh
dấu sự phát triển vượt bậc về KHKT.
·
Phá
vỡ thế độc quyền của Mĩ.
·
Tạo
sức mạnh cho lực lượng CNXH.
b.
Tiếp tục xây dựng CSVC - KT của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế
kỷ XX).
·
Liên
Xô tiếp tục thực hiện các KH dài hạn với phương hướng chính là: Phát triển KT
với ưu tiên phát triển CN nặng, đẩy mạnh tiến bộ KH - KT, tăng cường sức mạnh
QP.
·
Kết
quả:
·
SX
CN bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc CN thứ 2 TG (sau Mỹ)
·
Là
nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người (năm 1957, phóng thành
công vệ tinh nhân tạo; năm 1961, phóng tàu "Phương Đông" đưa con
người lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất).
·
Về
đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước
và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
2.
Các nước Đông Âu.
a.
Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
·
Trong
CTTG thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu
đã tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi giải
phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân (Ba Lan tháng 7 - 1944,
Tiệp Khắc 5 - 1945,...).
·
Riêng
nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức
(9/1949), ở phía Tây và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (10 - 1949), ở phía Đông
lãnh thổ.
·
Từ
năm 1945 - 1949, các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ của cuộc CM dân tộc dân
chủ: xây dựng bộ máy chính quyền DCND, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện
các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân,...
b.
Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế
kỷ XX).
·
Sau
20 năm xây dựng CNXH (1950 - 7970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, các nước
Đông Âu đã giành được những thắng lợi to lớn:
·
Xóa
bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản;
·
Đưa
nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức HTX;
·
Công
nghiệp hóa, xây dựng CSVC-KT của CNXH.
·
Nhờ
đó, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp, bộ mặt kinh tế
- xã hội của đất nước đã có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
II.
Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế
kỉ XX.
1.
Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
a.
Bối cảnh lịch sử: Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ đầu
những năm 80, nền KT-XH của Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không
ổn định và lâm dần vào khủng hoảng. (SX đình đốn, đời sống ND khó khăn, lương
thực, hàng tiêu dùng khan hiếm, tệ quan liêu, tham nhũng,...).
b.
Diễn biến
·
3/1985
Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ.
·
Do
thiếu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược
đúng đắn, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và
bế tắc. Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn: bãi công, nhiều nước cộng
hòa đòi li khai, tệ nạn xã hội gia tăng,...
c.
Kết quả:
·
19/8/1991
cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goóc-ba-chốp không thành, gây hậu quả nghiêm trọng.
Đảng CS và Nhà nước LB hầu như tê liệt.
·
21/12/1991,
11 nước cộng hòa li khai, hình thành cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Tối
25/12/1991, Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống, Liên Xô bị sụp đổ sau 74 năm tồn
tại.
2.
Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
a.
Quá trình khủng hoảng:
·
Từ
cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào
tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị ngày càng gay gắt.
·
Tới
cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh cao, khởi đầu từ Ba Lan sau đó lan
tới các nước khác. Các cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập, mà mũi nhọn
đấu tranh nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền....
b.
Hậu quả:
·
Qua
các cuộc tổng tuyển cử, các phe đối lập thắng thế, giành được chính quyền còn
các đảng cộng sản đều thất bại. Chính quyền mới ở các nước Đông Âu đều tuyên bố
từ bỏ CNXH, thực hiện đa nguyên về chính trị và chuyển nền kinh tế theo cơ chế
thị trường với nhiều thành phần sở hữu. Tên nước thay đổi, nói chung đều là các
nước cộng hòa.
·
Sự
sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự tồn tại của hệ
thống XHCN (ngày 28 - 6 - 1991, SEV ngừng hoạt động và ngày 1/7/1991, Tổ chức
Vác-sa-va giải tán). Đây là những tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào
cách mạng thế giới và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở các nước
------------------
MỤC LỤC
-----------------
YÊU SỬ VIỆT
YÊU SỬ VIỆT TH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét