Những đôi mắt mang hình viên đạn - Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Những đôi mắt mang hình viên đạn - Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược năm 1979

Share This
chiến tranh biên giới 1979, yêu sử việt, lịch sử việt nam, trung quốc xâm lược
YEUSUVIET.COM - Khi chúng ta đọc lại lịch sử Việt Nam, những cuộc chiến chống Tống, chống Minh, chống Thanh - những triều đại Trung Hoa trong thời kỳ Tổ quốc ta độc lập, tự chủ, có vẻ như xa xôi cả trăm năm và khó cảm nhận những tang tóc, đau thương của những cuộc kháng chiến thần thánh ấy! Nhưng với cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 thì chúng ta dù không sống trong thời kỳ cách đây 41 năm ấy, nhưng vẫn cảm nhận khí thế hào hùng, bất khuất của một thời kỳ cha anh chúng ta tiếp nối truyền thống của những tiền nhân hàng trăm năm trước - đánh bại hoàn toàn giấc mơ bành trướng về phương Nam của người Hán!

Bài liên quan

Nhớ về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979, chúng ta cần nhớ trước hết những điểm chính sau đây:

(1) Trung Quốc tấn công Việt Nam chúng ta trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, một cơn lũ khát máu tràn sang Tổ quốc chúng ta.
(2) Đó là một cuộc chiến ngắn, nhưng khốc liệt, tàn ác và hậu quả vô cùng nặng nề dành cho nhân dân Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc
(3) Trong suốt một tháng đánh Trung Quốc xâm lược, Việt Nam chỉ sử dụng lực lượng quân sự chính quy và địa phương để chống trả những kẻ xâm lược khát máu
(4) Và... Trung Quốc chỉ chịu rút quân vào ngày 16/3/1979, sau khi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng quyết định ban hành lệnh TỔNG ĐỘNG VIÊN.

Xa hơn một chút, vào năm 1954, chúng ta cần nhớ rằng "Vĩ tuyến 17" với sông Bến Hải - cầu Hiền Lương chia cắt Việt Nam thành hai miền là đề xuất từ phía Trung Quốc. Có thể xem đó là một giải pháp của các cường quốc cho vấn đề Chiến tranh Đông Dương, nhưng với Việt Nam đó là sự chia đôi đất nước lần thứ hai. Và thời điểm nắm 1979, Việt Nam tiếp tục đứng trong vị trí bàn cờ giữa các cường quốc thế giới, lần này là cuộc chiến của những cường quốc Xã hội chủ nghĩa từng gọi nhau là anh em: Liên Xô - Trung Quốc. Tại cuộc chiến Biên giới năm 1979 chống Trung Quốc, Việt Nam đã sử dụng sức lực của chính mình để đánh lui hoàn toàn bè lũ bành trướng Bắc Kinh và Liên Xô với vị thế của quốc gia số 1 trong khối XHCN vẫn luôn sẵn sàng thực hiện những bước đi chiến lược khi cần thiết.

Nhưng máu, vẫn là máu người Việt đã đổ ra.

Trước khi cuộc chiến Biên giới Việt - Trung năm 1979 nổ ra, Việt Nam đã phải gồng mình chống lại cuộc chiến chống Khmer Đỏ tại Biên giới Tây Nam với Campuchia và cái giá phải trả vẫn là xương máu của người Việt phải đổ ra nhiều nhất, bất công và oan uổng nhất trên cả hai tuyến biên giới. Sau năm 1975, Việt Nam giữa một mớ hỗn độn của thời kỳ hậu chiến, đang cần tập trung sức lực để quán lý và tái thiết đất nước sau hơn 100 năm chiến tranh và chia cắt, thì bất ngờ Khmer Đỏ nổ súng tấn công và thảm sát người Việt tại các tỉnh dọc biên giới Tây Nam với Campuchia. Việt Nam dùng mọi cách từ đám phán đến đánh trả có giới hạn để mong muốn không phải nổ ra một cuộc chiến tiếp theo, nhưng sự hung hăng, tàn bạo và khát máu của Khmer Đỏ không những trút xuống những thường dân Việt Nam vô tội mà cả những người dân thường Campuchia cũng phải gánh chịu và đi đến gần với thảm họa diệt chủng.

Bài hát "Những đôi mắt mang hình viên đạn" trong cuộc chiến năm 1979

Việt Nam buộc phải đánh đuổi Khmer Đỏ, bảo vệ người Việt và giúp đỡ nhân dân Campuchia trước họa diệt chủng. Tháng 12 năm 1978, lực lượng quân sự Việt Nam không những đánh lui hoàn toàn quân Khmer Đỏ ra khỏi lãnh thổ mà còn tiến xa hơn khi tiến quân sâu vào Campuchia và dồn ép lực lượng Khmer Đỏ vào vùng biên giới giáp Thái Lan. Nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và những kẻ khát máu cầm đầu lực lượng Khmer Đỏ nhanh chóng bị đánh bại, có những kẻ bị bắt và sau này bị kết án diệt chủng trước Tòa án quốc tế. Trong bối cảnh những tháng cuối năm 1978 như thế, Trung Quốc bắt đầu gây hấn tại biên giới phía Bắc với Việt Nam và chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam vào ráng sáng ngày 17/2/1979.

Trong cuộc chiến từ năm 1954 đến năm 1975, cả Liên Xô và Trung Quốc đều có những sự hỗ trợ nhất định và rất lớn cho Việt Nam nhưng không phải lúc nào ý chí của người Việt cũng trùng khớp với ý chí của các cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc. Người Việt khát khao một sự thống nhất và non sông thu về một mối, nhưng chiến lược mà Trung Quốc muốn là Việt Nam chỉ chiến tranh du kích đánh Mỹ có giới hạn mà không đặt ra mục tiêu xa hơn là một Việt Nam thống nhất. Ý chí của người Việt đặt sứ mệnh thống nhất Tổ quốc lên trên hết, nhưng Trung Quốc buộc Việt Nam phải có sự lựa chọn giữa theo Liên Xô hoặc theo Trung Quốc. Việt Nam là một quốc gia dù kiên cường nhưng nhỏ bé và chúng ta không thể theo cường quốc này để chống lại cường quốc kia và đó là chiến lược nhất quán của Việt Nam từ thời chiến cho đến thời bình hôm nay. Việc đặt vận mệnh Dân tộc và Tổ quốc cao hơn yêu cầu phe phái, ý thức hệ là một trong những nguyên nhân giúp cho ngày nay chúng ta có một quốc gia Thống nhất và Hòa bình!

Đặc biệt, gần hơn vào 6 năm trước khi cuộc chiến xảy ra, vào năm 1973, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai gặp nhau tại Bắc Kinh - một sự kiện chấn động toàn thế giới và dĩ nhiên chấn động nhất sẽ là Liên Xô và Việt Nam. Đất nước Việt Nam nhỏ bé đứng bên ngoài những toan tính lợi ích của các cường quốc hay không thì chính lịch sử với những gì đã xảy ra sẽ trả lời. Việt Nam Cộng hòa - một đồng minh của Hoa Kỳ, nhanh chóng bị bỏ rơi bằng cách dần cắt viện trợ và quân đội Mỹ dần rút khỏi Việt Nam. Với những người Việt còn lại ở bên kia Vĩ tuyến 17, từ thành Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến vẫn hiện diện và sừng sững hơn bao giờ hết một pháo đài bất khả xâm phạm cho quyết tâm: Thống nhất, Thống nhất và phải Thống nhất Việt Nam. Nhưng trong bối cảnh đó, thời kỳ cuộc chiến ý thức hệ Cộng sản - Tư sản thậm chí cỏ thể đưa đến Chiến tranh thế giới thứ 3, cuộc bắt tay tại Bắc Kinh là một cơn chấn động.

Trở lại với cuộc chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược năm 1979, Đặng Tiểu Bình từng lên tiếng phải dạy cho Việt Nam một bài học và rõ ràng trong Sách giáo khoa lịch sử Việt Nam hôm nay đã ghi lại chính thức bài học chói lọi của ý chí kiên cường, bất khuất của người Việt Nam hiện đại đã tiếp tục đánh bại giấc mơ bành trướng xuống phương Nam của người Hán. Nhắc lại cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tang tóc năm 1979, người Việt thế hệ hôm nay sẽ tự nhắc nhở mình về vị thế và địa thế của Tổ quốc Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường này: nếu chúng ta không lớn mạnh, không tự lực, tự cường chúng ta sẽ lại tiếp tục là những con cờ trên bàn cờ chính trị của các cường quốc. Các thể hệ người Việt trong cuộc chiến từ năm 1858 đến năm 1975 và trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 đã luôn luôn nêu cao hai chữ Việt Nam và Thống nhất lên trên hết tất cả, bất chấp những nghịch cảnh và nghịch lý trong chính nội tại và thế giới, người Việt Nam qua các thế hệ vẫn có cách để thực hiện Ý chí và Khát vọng Thống nhất Việt Nam của người Việt Nam.

Mỗi năm, nhớ lại cuộc chiến Biên giới chống Trung Quốc xâm lược năm 1979, chúng ta cần nhớ bài học này: các thế hệ người Việt đi trước đã đổ xương máu cho chúng ta và con cháu chúng ta hôm nay có một Việt Nam thống nhất và Hòa bình thì chúng ta và con cháu chúng ta phải tiếp tục gánh vác sứ mệnh đó trong thời đại mới, xây dựng một Việt Nam không chỉ Thống nhất và Hòa bình mà còn phải là một Việt Nam Hùng cường và Giàu mạnh. Đó là ý chí và khát vọng của Dân tộc Việt Nam chúng ta hôm nay!

Lê Bình Ngô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)