YEUSUVIET.COM - Trong lịch sử Việt Nam, Trịnh - Nguyễn phân tranh là một trong hai cuộc nội chiến Việt Nam tàn khốc và đẫm máu nhất, nhưng xoay quanh cuộc chiến đó là số phận của một Vương triều với những Hoàng đế chỉ còn là những con rối - những con rối Vĩ đại, trên bàn cờ chính trị lúc bấy giờ. Vương triều đó là Nhà Hậu Lê, được khai mở bằng vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi, kéo dài đến 356 năm nhưng đến hơn 256 năm trong số thời gian đó là chiến tranh, loạn lạc và chỉ làm những vị vua bù nhìn! Đánh thương thay cho một triều đại đã chấm dứt vĩnh viễn giấc mộng đô hộ và đồng hóa người Việt của người Hán, lại phải làm con cờ chính trị cho những dòng họ mang đầy những mưu đồ riêng.
Bài liên quan
Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, sáng lập Nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Quyền hành Đại Việt nằm dưới sự cai trị trực tiếp của Họ Mạc và có không ít những dấu ấn tích cực còn để lại hay được ghi trong chính sử. Tuy nhiên, với ánh hào quan rực rỡ chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư và cuộc đồng hóa khủng khiếp của Nhà Minh, uy tiếng của Họ Lê vẫn rất lớn và là cái cớ quan trọng nhất cho những Dòng họ khác dấy binh tiến đánh Họ Mạc ở Thăng Long. 6 năm sau ngày Mạc Đăng Dung lên ngôi ở Thăng Long, một danh tướng của Nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim lập vua Lê Trang Tông tại Ai Lao năm 1533, tiến quân đánh chiếm Thuận Hóa mở ra thời kỳ "Lê Trung hưng" - nhưng thực chất phải là thời kỳ đấu đá tranh giành quyền lực giữa các Dòng họ Mạc - Trịnh - Nguyễn và cả Vũ ở Cao Bằng.
Sự kiến đáng nhớ tiếp theo là năm 1600, Nguyễn Hoàng - con thứ của Nguyễn Kim trốn về Nam và không bao giờ trở về Thăng Long nữa, mở ra một thời kỳ chồng chéo mới với tên gọi Trịnh - Nguyễn phân tranh. Tuy vậy, trong khoảng thời gian từ năm 1533 đến nắm 1600, là một quãng thời gian các Vua Lê nằm dưới sự "phò tá" trực tiếp của lực lượng quân sự do Chúa Trịnh lãnh đạo. Các vua Lê trong thời gian này với danh nghĩa "Phù Lê" - phò tá Nhà Lê, là chiêu bài hữu hiệu nhất và quan trọng nhất để chúa Trịnh có đủ lý do tập họp lực lượng tiến đánh Họ Mạc ở Cao Bằng và Chúa Bầu ở Tuyên Quang. Các vua Lê hoàn toàn không có thực quyền và không tham gia vào việc điều hành chính sự cũng như cuộc chiến, mọi quyền hành chỉ thuộc về một người duy nhất: Trịnh Kiểm.
Tháng 3 năm 1597, ủy quan Nhà Minh là Vương Kiến Lập đến ải Nam Quan đòi lễ cống và diễu binh với quân Nhà Mạc. Các tướng Nhà Lê, mà đứng đầu là đại tướng Hoàng Đình Ái cẩn trọng và lo sợ việc quân Hán sẽ thừa cơ xua quân xâm lấn Đại Việt, liền xin dẫn đại quân lên nghênh tiếp và được tùy ý quyết định chiến sự nếu có xảy ra. Chúa Trịnh và vua Lê đồng ý. Ngày 28/3/1597, Lê Thế Tông đốc suất các đại tướng Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hữu Liêu cùng binh voi, binh tướng đến trấn Nam Giao đề phòng quân Minh tràn sang cửa quan. Trước thế tướng mạnh binh hùng của Đại Việt, quân Minh lẳng lặng đến hội quân rồi xếp cờ chạy về, không một lời thăm hỏi!
Nhưng chính từ việc không đủ khả năng xây dựng một cính quyền trung ương đủ mạnh, các Hoàng đế nhà Hậu Lê và trên thực tế là các chúa Trịnh đã chịu mất quyền kiểm soát Cao Bằng cùng Tuyên Quang ở phía Bắc. Cao Bằng nằm duối sự kiểm soát của Họ Mạc và Tuyên Quang thuộc quyển kiểm soát của các Chúa Bầu họ Vũ. Trong đó, với hơn 80 năm tồn tại ở đất Cao Bằng, con cháu Mạc Thái Tổ đã chưa một lần mở cửa biên giới cho quân Minh có cớ sang xâm lược Đại Việt. Điều đó để nói lên rằng, chiến tranh là một sự tàn khốc và đau đớn đưa nhân dân đến lầm than, những Dòng họ hay thế lực đều có lý lẽ để đi vào cuộc nội chiến của Dân tộc và lý lẽ của kẻ chiến thắng sẽ là chân lý cuối cùng. Nhưng những kẻ nào, dù muốn hay không và dù sai lầm hay cố ý đã mời người Hán xâm lược Đất nước thì mãi mãi là kẻ phản quốc. Vì vậy, đại thần Mạc Ngọc Liễn trước khi qua đời đã để lại câu di ngôn nổi tiếng trong Sử Việt và là chân lý mãi mãi cho ngàn đời sau:
Nay khí vậy nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời [...] Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng.
"Vua Lê chúa Trịnh" chẳng khác nào một sự quái thai trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Chúa Trịnh ở vị trí lãnh đạo chỉ thần phục Vua Lê trên danh nghĩa, còn thực quyền thì phủ Chúa mới là nơi bàn chuyện quốc gia. Sự lãnh đạo không chính danh, giả tạo và không được lòng dân đó cuối cùng cũng dẫn đến sự rối loạn và bạo loạn. Mà đỉnh điếm chính là nạn "kiêu binh". Khi thượng bất chính thì hạ tất loạn, những mâu thuẩn ngày càng chất chồng, sâu sắc giữa dân và chính quyền trung ương cuối cùng đã dẫn đến đứa con quái thai đủ hình, đủ dạng nhất: là bọn kiêu binh. Nhưng đau đớn hơn cho sự quái thai đó khi quyền Sử xưa đầy đủ nhất ghi lại dòng lịch sử của dân tộc còn tồn tại đến tận bây giờ - Đại Việt sử ký toàn thư, là của thời kỳ quái thai này.
(còn tiếp)
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét