Đại Việt những năm tháng điêu tàn - "Con rối" thời đại - Phần 1 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Đại Việt những năm tháng điêu tàn - "Con rối" thời đại - Phần 1

Share This
lịch sử việt nam, yêu sử việt, nhà hậu lê, lê thái tổ, mạc đăng dung, lê thánh tông, đại việt điêu tàn
YEUSUVIET.COM - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc Khởi nghĩa thần thánh hay một cuộc Vệ quốc vĩ đại vì không mỹ từ nào có thể lột tả hết tầm quan trọng mà Họ Lê đã đóng góp cho sự tồn vong của Dân tộc Việt chúng ta. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư hay lần thứ tư người Hán xâm lược thành công, tiến hành đô hộ và đồng hóa người Việt là thời kỳ tang thương nhất, đau thương nhất, bi ai nhất hơn cả 1.000 năm Bắc thuộc trước đây. Vì một nền văn hóa Đại Việt đã gần như bị hủy hoại, đốt phá và đập nát hoàn toàn. Bóng ma Bắc thuộc ngỡ đã lùi sâu lại bất ngờ hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết và đã sẵn sàng trở lại nếu không có Họ Lê. Trải 10 năm gian khổ đánh đuổi quân Hán, Lê Thái Tổ đã sáng lập một Vương triều Hậu Lê oai hùng và khí phách. Nhưng, đáng thương thay, tội nghiệp thay cho một Vương triều oai hùng đã đóng góp công lao bậc nhất cho Dân tộc lại có một kết thúc đau thương kéo dài đến cả... trăm năm!

Bài liên quan

Tháng 4 năm 1428, sau khi đã dẹp sạch giặc Minh trên lãnh thổ Đại Việt và hoàn thành các vấn đề ngoại giao, từ điện Tranh ở Bồ Đề, Bình Định Vương Lê lợi tiến về Thăng Long, lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, sáng lập Triều Hậu Lê. Đó là một sự chấm dứt tuyệt đối và vĩnh viễn cho ý chí xâm lược, đô hộ và đồng hóa người Việt của người Hán. Và triều Hậu Lê dưới sự sáng lập của Lê Thái Tổ đã nhanh chóng đưa Đại Việt vượt qua những hậu quả, tàn tích của 20 năm khói lửa chiến tranh. Cùng sự kế tục từ Lê Thái Tông, Nhà Hậu Lê đã xây dựng một Đại Việt thời kỳ hậu chiến hưng thịnh và sung túc. Đồng thời, đi xa hơn nữa và lên đến đỉnh cao hơn nữa của nền quân chủ tập quyền, Hoàng đế Lê Thánh Tông đã lãnh đạo Đại Việt bước vào thời kỳ không những hưng thịnh, giàu mạnh mà còn hùng mạnh về mặt quân sự và lãnh thổ được mở rộng liên tục.

Nhà Hậu Lê đã có một khởi đầu "như mơ" với 100 năm hưng thịnh và hùng mạnh từ năm 1428 đến năm 1527 trải qua sự lãnh đạo của 10 vị Hoàng đế, Sử Việt gọi là thời Lê sơ. Một trăm năm ấy là vết son huy hoàng nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam với chế độ quân chủ tập quyền gần như là hoàn thiện nhất, nhưng sung túc, giàu mạnh thì là thời kỳ giàu mạnh nhất trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt, vị Hoàng đế Lê Thánh Tông đã hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo và mở rộng đất nước, nâng cao vị thế của một Đại Việt hùng mạnh trong khu vực vào lúc bấy giờ. Nhưng, 100 năm đó đã sớm lụi tàn vào năm 1527 khi vua Lê Cung Hoàng đã không kế thừa và phát triển trọn vẹn những thành quả mà các hoàng đế tiền nhiệm đã để lại. Nhưng trước đó gần 30 năm, sau khi Lê Thánh Tông qua đời và sự yểu mệnh của hai vị Hoàng đế tài ba Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông đã báo trước một tiền đồ tăm tối sau những năm tháng huy hoàng của Nhà Lê sơ.

Năm 1505, Hoàng đế Lê Túc Tông qua đời, phe cánh của Thái tử Lê Tuấn sau khi dùng gian kế để chiếm ngôi vua đã lập ông lên ngôi Hoàng đế Đại Việt, sử gọi là Lê Uy Mục và sứ Nhà Minh gọi ông là Qủy vương.

Lê Uy Mục là một hoàng đế bạo ngược. Khi lên ngôi vua, ông bắt đầu tàn sát và trả thù những người đã không đồng ý mình là người kế vị ngai vàng, người đầu tiên là bà nội của mình Thái hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng, kế đến là các quan đại thần. Uy Mục ngày đêm hưởng lạc, rượu chè bê tha, ham mê sắc dục và giết người như trò mua vui, khiến quần thần, hoàng tộc ngày càng bất mãn và bắt đầu bàn tính kế sinh tồn cho mình. Nhưng lúc này, quyền lực vẫn đang là sự tranh chấp trong nội bộ các phe cánh, nhóm tranh quyền trong triều đình và đất nước chưa đến thời kỳ đại loạn, mất kiểm soát. Tháng 12 năm 1509, Giản Tu công Lê Oanh giết được Lê Uy Mục, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Lê Tương Dực và con đường bại vọng của họ Lê bắt đầu mở ra...


Sau khi lên ngôi vua, Lê Tương Dực vẫn tỏ ra mình là một vị vua sáng giá trong ít năm đầu tiên thông qua việc chỉnh đốn khoa cử, tuyển chọn người tài, thực hiện các chính sách hợp lòng dân. Nhưng khi đất nước dần đi vào ổn định, chính Lê Tương Dực lại đi vào vết xe đổ của Uy Mục bạo đế. Năm 1516, Lê Tương Dực cho đắp thành rộng cả ngàn trượng, xây điện trăm nóc, xây Cửu Trùng Đài để muốn chứng tỏ quyền lực đế vương của mình nhưng xây mãi không xong, hao tốn tiền của, nhân dân oán hận. Trịnh Duy Sản vốn là trung thần có công dẹp bạo loạn, nhưng vì can ngăn Tương Dực làm những việc trên nên đem lòng oán hận. Tháng 4 năm 1516, Trịnh Duy Sản đem quân vào kinh thành, giết chết Lê Tương Dực và cuộc bạo loạn cuối đời Hậu Lê đã dần bắt đầu.

Trịnh Duy Sản từ vị trí một trung thần có công phò vua dẹp loạn, nhưng chỉ vì hiềm khích nhất thời mà giết vua đã khiến ông ngay lập tức trở thành tội thần. Các quan quân trọng thần tập họp lực lượng để tiến về kinh thành tiêu diệt Duy Sản. Cùng với các cánh quân của triều định, Trần Cảo - một cánh quân nổi dậy từ trước đã từng giao chiến với quân triều đình, cũng nhanh chóng tiến về và cướp được kinh đô. Nguyễn Hoằng Dụ - cha của Nguyễn Kim và là ông nội của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, đưa quân từ Thanh Hóa về hợp sức giải vây cho kinh thành. Cùng với đó, các cánh quân khác của quân triều đình do Trịnh Duy Sản, Trịnh Hy, Trịnh Ty cũng hợp sức đánh phá Trần Cảo ở Thăng Long. Đến sau, Trần Cảo phải bỏ chạy, chính các quan quân triều đình này lại đối đầu nhau.

Tháng 3 năm 1516, Lê Chiêu Tông trở về Thăng Long trong sự phò tá và ngầm đối đầu nhau giữa các cánh quân triều đình. Nhưng đồng thời, một lực lượng quân triều đình khác đang trấn thủ Sơn Nam do Mạc Đăng Dung đứng đầu vẫn giữ vững thành trì và hướng về kinh đô...

Từ sau khi Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực, sau phải bỏ chạy cùng Lê Chiêu Tông khỏi kinh đô khiến cho quân Trần Cảo tiến được vào thành, sự đại loạn của xã hội Đại Việt đã bắt đầu ngày càng dân cao hơn và càng không thể kiểm soát được hơn. Đến khi mối bất hòa giữa Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy lên đến đỉnh điểm bằng các cuộc giao tranh đẫm máu, sau đó đến việc Chiêu Tông nghe lời Trịnh Tuy đào mả, chém đầu cha của Hoằng Dụ càng khiến các cuộc chiến diễn ra tàn khốc và đẫm máu hơn. Như một sự tất yếu khi hoàng đế Họ Lê không thể nắm giữ quyền hành, một thế lực khác lại tiếp tục lớn mạnh hơn, là thế lực của tướng Trần Chân. Trần Chân ngày càng lớn và tiếm quyền Lê Chiêu Tông, đến Mạc Đăng Dung còn phải kết thông gia khi lực lượng chưa đủ mạnh đã cho thấy một thế lực quân sự đang lấn át quyền hoàng đế như thế nào!?

Sau đó, Lê Chiêu Tông cùng các tướng lập mưu giết được Trần Chân, thì đến lượt các thuộc tướng của Trần Chân nổi loạn, lập các cánh quân khác tiến về đánh phá kinh đô. Sự bạo loạn đời Lê Chiêu Tông như một sự rối ren, mù mịt của các Vua Lê trong việc trị nước. Sức mạnh của Hoàng đế giờ chỉ còn biết dựa hẳn vào của đạo quân có khả năng giữ được vua để chống lại các đạo quân khác mà không còn nằm ở tính chính danh và lòng báo quốc, vì dân để thống nhất đất nước, dẹp yên chiến loạn. Một tướng Trần Chân nắm giữ một đạo quân phò vua bị giết đã ngay lập tức mọc lên những đạo quân khác vốn là thuộc hạ cũ của Trần Chân lại càng làm tình hình bi đát hơn, Nguyễn Kính là lực lượng mạnh nhất trong số này.

Để dẹp Nguyễn Kính, Lê Chiêu Tông cậy nhờ các đạo quân của Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Mạc Đăng Dung. Hoằng Dụ thua trận, chạy về Thanh Hóa. Đến khi dẹp được Nguyễn Kính, Mạc Đăng Dung quay sang đối đầu với Lê Chiêu Tông và Trịnh Tuy. Sự chuyên quyền của Mạc Đăng Dung như một sự tất yếu của xu hướng quyền lực phải được tập trung vào tay người có khả năng nhất. Lê Chiêu Tông chạy khỏi kinh đô nhưng sau rồi cũng bị bắt và giết chết ở kinh đô. Trong thời gian đó, Mạc Đăng Dung lập Lê Cung Hoàng cũng mượn danh hoàng đế để thống lĩnh và đánh dẹp các đạo quân. Sau đó, Trịnh Tuy chết trong đám loạn quân và Lê Chiêu Tông bị giết chết ở kinh đô. Đến năm 1527, Mạc Đăng Dung sau khi đã dẹp yên các đạo quân hùng mạnh đủ sức uy hiếp triều đình trung ương liền phế truất Lê Cung Hoàng, tự lập Hoàng đế, sáng lập Nhà Mạc.

Từ đây, các vua Hậu Lê sau một thời gian cậy nhờ các đạo quân, đã chính thức bị cướp ngôi mà Sử Việt bước vào hai trong số những cuộc nội chiến tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam: nội chiến Nam Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.

(còn tiếp)

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)