YEUSUVIET.COM - Nếu theo Nho giáo - không phải Nho gia, để tin vào thuyết
"thiên mệnh" của người Hán Trung Hoa, thì như hầu hết các triều đại
phong kiến Việt Nam đã thừa nhận, Triệu Đà là vua của Nhà Triệu thuộc lịch sử Việt Nam.
Bài liên quan
Đó là mặt tối của sự lệ thuộc quá lớn, quá nhiều trong tư tưởng
của người Việt đối với người Hán khi thế giới quan lúc bấy giờ chưa thể vượt
qua được sự ảnh hưởng của "thiên triều" Trung Hoa.
Nhưng khi Magellan giương cánh buồm đầu tiên trong lịch sử nhân
loại khám phá thế giới bằng đường biển từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương vào
năm 1519, cũng đồng thời đưa lịch sử nhân loại đi về một hành trình mới: hành
trình toàn cầu hóa và giao thoa mạnh mẽ của Tây - Đông.
Dẫn chứng trên không phải phô trương, nhưng dẫn chứng trên để
khẳng định người Việt khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, cũng đồng thời
đưa thế giới quan vượt ra khỏi cái bóng "thiên triều" Nho giáo của
Trung Hoa. Thế giới này không chỉ có cái bóng thiên triều hư ảo, mà thế giới
này rộng lớn hơn, đa dạng hơn và hùng mạnh hơn "thiên triều" gấp hàng
ngàn lần.
Vì thế, Nho giáo với thuyết thiên mệnh cho phép Triệu Đà đứng
vào hàng ngũ huyết thống người Việt để cai trị người Việt đã không còn đủ cơ
sở. Người đứng đầu và xưng đế trên một lãnh thổ thống nhất, một dân tộc có
huyết thống duy nhất thì bắt buộc vị hoàng đế đó phải mang huyết thống của dân
tộc mình đang lãnh đạo! Triệu Vũ Đế Triệu Đà không có được điều kiện tiên quyết
này, nên Ông không thể là một vị vua chính thức trong lịch sử Việt Nam.
Sự khẳng định đó đã chính thức ghi vào trong chính sử từ quyển
"Đại Việt sử ký tiền biên" của sử thần Ngô Thì Sĩ được khắc in năm
1800 dưới triều Tây Sơn, Nhà Triệu nằm ở Quyền II với tên gọi "Kỷ ngoại
thuộc Triệu"!
Mặc dù vậy, "quan điểm thì lắm mà đi tắm thì mỗi
ngày", nên với bạn, Triệu Đà là ai?
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét