YEUSUVIET.COM - Tây Sơn hào kiệt là một bộ phim lịch sử cổ trang của hãng phim Lý Huỳnh phối hợp cùng hãng
phim Thanh Niên sản xuất, công chiếu tại các rạp trên toàn quốc Việt Nam từ
ngày 30 tháng 4 năm 2010. Bộ phim được đầu tư công phu, quy tụ dàn diễn viên nổi
tiếng của Việt Nam như Lý Hùng, Công Hậu, Thùy Lâm... diễn tả lại lịch sử và những
chiến công hiển hách của Hoàng đế Quang Trung nhà Tây Sơn.
Phim được một
số giới truyền thông gọi là "bom tấn" của Việt Nam năm 2010 và cũng
là bộ phim được thực hiện nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long và là bộ phim đầu
tiên kể về người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Tây Sơn hào kiệt được đánh giá là một trong những bộ phim lịch sử cổ trang có quy mô lớn và
hoành tráng nhất trong lịch sử phim võ thuật–cổ trang của Việt Nam, bối cảnh
quay của phim được thực hiện khắp chiều dài đất nước, từ Sài Gòn cho đến Hà Nội.
Với kinh phí nhiều tỷ đồng, phim đã được xác nhận là bộ phim truyện nhựa thể loại
dã sử võ hiệp được đầu tư dàn dựng lớn nhất Việt Nam. Tuy vậy bộ phim vẫn còn
nhiều hạn chế, thiếu sót.
Bài liên quan
Nội dung
Tây Sơn hàokiệt được dàn dựng dựa theo kịch bản "Ngàn năm thương nhớ" của Cao Đức
Trường, Phạm Thùy Nhân và NSND Huy Thành. Phim gồm 90 phút và được mở đầu bằng
công cuộc Bắc chinh phò Lê diệt Trịnh, khởi đầu cho một cuộc tình đẹp giữa người
anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ với nàng công chúa cành vàng lá ngọc của nhà
Lê và điểm nhấn là cuộc tiến quân đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng
Thăng Long. Đan lồng trong những cảnh chiến trận khốc liệt, oai hùng là những
hình ảnh đẹp, lãng mạn của mối tình giữa vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân.
Công chiếu và
lợi nhuận
Buổi ra mắt
phim Tây Sơn hào kiệt của Lý Hùng không chỉ ấn tượng bởi cảnh trí được dàn dựng
công phu, độc đáo mà còn gây tò mò bởi có thông tin ngay trước đó là các diễn
viên điện ảnh Hồng Kông nổi tiếng như: Lê Tư, Quách Phú Thành, Châu Tinh Trì, Cổ
Thiên Lạc… sẽ tham dự với tư cách khách mời đặc biệt.
Dù được đầu
tư công phu, nhưng đến lúc cao điểm trình chiếu, doanh thu bộ phim còn quá thấp
so với vốn đầu tư, cho thấy, đầu tư cao chưa chắc đã mang lại hiệu quả. Bên cạnh
những ủng hộ mang tính khích lệ tinh thần, thực tế, lượng khán giả đến xem TâySơn hào kiệt dần giảm nhiệt so với cao điểm là các ngày lễ 30/4 và 1/5. Diễn
viên Lý Hùng (đồng thời cũng là đại diện nhà sản xuất phim) cho biết, khi bắt
tay vào thực hiện tác phẩm điện ảnh này, gia đình anh cố làm hết sức với tâm
huyết của mình để đóng góp một phần cho việc phát triển dòng phim dã sử,
"Gia đình tôi không cần Tây Sơn hào kiệt thu lời, chỉ mong hòa vốn là mừng".
Khá nhiều
nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho điều này, như: bộ phim thể hiện tư duy
cũ kỹ trong cách dàn dựng nội dung, bối cảnh, nhân vật, kỹ thuật làm phim chưa
cao...
Những đánh
giá, khen thưởng
So với
"Lửa cháy thành Đại La", "Thăng Long đệ nhất kiếm",
"Đêm hội Long Trì"... trước đây thì Tây Sơn hào kiệt cho thấy một bước
tiến vượt bậc về kỹ xảo điện ảnh, và thành quả của hơn 3 năm nỗ lực chuẩn bị và
thực hiện của hãng phim Lý Huỳnh, trong đó phải kể đến những con số đầu tư gần
như không tưởng xét trong hoàn cảnh hiện tại của điện ảnh Việt Nam. Phim tái hiện
một giai đoạn hào hùng của đất nước, thể hiện hùng khí dân tộc, người xem được
nhìn thấy những cảnh luyện quân, hành quân thần tốc, luyện voi chiến, xung trận
của kỵ binh, áp sát công thành, bắn đạn pháo vào quân địch bằng súng thần
công... Qua những tình huống và hình ảnh đan kết xâu chuỗi trong phim đã nêu được
sự đồng lòng, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân trong chiến tranh bảo vệ giữ
nước.
Đạo diễn Lê Bảo
Trung bày tỏ: "Đây là bộ phim khá hoành tráng, thể hiện được tâm sức của
người làm phim và truyền được cảm xúc cho người xem. Chúng ta chưa có phim trường
cho phim dã sử... Mọi khó khăn đều dồn vào kinh phí và tài xoay xở của nhà làm
phim tư nhân nên để làm được một phim như Tây Sơn hào kiệt là đáng trân trọng".
Với kinh nghiệm làm phim võ thuật, cùng với sự hỗ trợ của kỹ xảo hiện đại, các
đạo diễn Lý Huỳnh, Phượng Hoàng, Lý Hùng đã tạo ra được những cảnh chiến đấu bằng
võ thuật và binh khí thật nhất mà lâu nay điện ảnh Việt Nam chưa thể làm được.
Một góc lịch sử đã được tái hiện hào hùng trên phim Tây Sơn hào kiệt.
YÊU SỬ VIỆT theo Wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét