YEUSUVIET.COM - Trong lịch sử Việt Nam, những cuộc chiến giữa hai nước láng giềng nằm ở hai phương Bắc - Nam nếu tính cả thời kỳ Hồng Bàng thì có đến 17 cuộc chiến. Tùy vào mỗi thời đại mà kết quả của mỗi cuộc chiến có sự ảnh hưởng đến quốc gia ở phương Nam của người Việt khác nhau, mà đa phần trong số đó là những hậu quả nặng nề như đồng hóa và tiêu hủy văn hóa. Nếu người Hán không ngừng mở rộng lãnh thổ về tứ phương xuất phát từ bờ bắc sông Trường Giang thì người Việt - hay Bách Việt, không ngừng chiến đấu để bảo vệ sự tồn vong của mình. Mặc dầu có một mối quan hệ chiến tranh sâu đậm như thế, nhưng người Việt và người Hán vẫn ngàn đời và vĩnh viễn là những láng giềng sát cạnh bên nhau. Công bằng mà nói, cả hai dân tộc và cũng như các dân tộc khác trên thế giới, Việt - Hán đều có những khí chất "Anh hùng" trong dòng máu của mình. Bỏ qua những tính cách "lưu manh chính trị", đã có không ít những Anh hùng thật sự xuất hiện và làm vẻ vang cho mỗi dân tộc theo cách khác nhau.
Bài liên quan
Lịch sử Trung Hoa có biết bao
nhân vật lẫy lừng lưu danh hậu thế, người đời sau luận công bình tội không biết
bao nhiêu mà kể, ngẫm gương tiền nhân để rút ra bài học cho hậu thế, xưa nay vẫn
thường là chuyện thường thấy. Trong các nhà bình luận hiện nay ở
Trung Quốc, Dịch Trung Thiên nổi bật lên với các tác phẩm đã được xã hội đón nhận.
Cuốn Phẩm Tam Quốc gây ra cơn sốt văn hóa với số lượng phát hành hành triệu bản
ở Trung Quốc. Tiếp nối thể loại này, cuốn Luận anh hùng ra đời và đã nhận được
những đánh giá rất cao.
Dưới đây là một số đoạn trích trong "Luận anh hùng" của tác giả Dịch Trung Thiên.
Hạng Vũ cung kính những trượng
phu ngang bướng.
Ở Hồng Môn yến, dù Phạm Tăng đã mấy
lần ra hiệu, Hạng Vũ vẫn yên lặng, nhưng khi “Hạng Trang múa kiếm, nhằm vào Bái
công”, Hạng Vũ cũng không ngăn. Rõ ràng lúc đó vẫn còn hai khả năng giết hay
không giết Lưu Bang, giống như để theo mệnh trời. Nhưng sau khi Phàn Khoái bước
vào, tình hình liền thay đổi. Phàn Khoái xông qua cửa, bước thẳng vào trướng,
hai mắt giận dữ nhìn thẳng vào Hạng Vũ. Phàn Khoái tóc dựng ngược, mắt hằn học,
Hạng Vũ thất kinh trước hình tượng đó. Nghe Trương Lương nói, đó là tham thừa của
Bái công (gần như thị vệ) liền tán thưởng là “tráng sĩ”, khi Phàn Khoái uống hết
đấu rượu, ăn sống chân sau của lợn, Hạng Vũ liền thấy thích thú, quý mến Phàn
Khoái. Vì vậy khi Phàn Khoái trả lời Hạng Vũ “thần chết còn chẳng trách, sao có
thể từ chối một nậm rượu”, còn dõng dạc chỉ trích Hạng Vũ “muốn giết người có
công”, rõ ràng là “kế thừa Tần đã mất”, Hạng Vũ không chỉ nổi nóng, còn ra quyết
định không giết Lưu Bang. Rõ ràng lúc này Hạng Vũ đã quên việc tranh giành
thiên hạ, quên sĩ diện, lúc này trong lòng chỉ còn lại sự sùng kính và tán thưởng
khí tiết người anh hùng, hảo hán bướng bỉnh đó.
Đó chính là thái độ thẩm mỹ. Và
đó cũng là phong thái thời đại của người anh hùng.
Con người Tào Tháo lúc nhỏ chừng
như là “thiếu niên có vấn đề”, nhiều chỗ giống với Lưu Bang, Hạng Vũ thuở nhỏ,
có điều Tào Tháo thích đọc sách hơn hai người kia. Sử sách nói, lúc nhỏ Tào
Tháo “thích ưng bay chó chạy, phóng đãng vô độ”. Người chú không vừa mắt khi thấy
cảnh đó, thường nhắc nhở Tào Tung phải thường xuyên trông nom thằng bé này, Tào
Tháo biết chuyện, liền nghĩ quỷ kế để đối phó với ông chú lắm chuyện. Một hôm,
Tháo nhận thấy ông chú từ xa đi tới, liền vờ méo miệng xệch môi. Chú đến hỏi vì
sao, đáp đột nhiên trúng gió. Lập tức người chú đến báo với Tào Tung. Lúc Tào
Tung gọi Tào Tháo đến xem, đã chẳng thấy có chuyện gì. Nhân đó Tào Tháo nói
thêm, làm gì có chuyện con trúng gió! Có thể chú không thích con nên mới nói bừa
như vậy! Đã có chuyện “sói đến rồi” làm vật đệm, từ đó về sau người chú có nói
g. đi chăng nữa, Tào Tung đều không tin.
Kỳ thực, Võ Tắc Thiên không phải
tên là “Võ Tắc Thiên”. Bà họ Võ, tên Chiếu. Chiếu là chữ bà phát minh ra chỉ để
đặt tên cho mình.
Ngay cả cái tên này cũng chẳng để
làm gì. Vì khi bà có tư cách phát minh ra chữ quái gở đó để đặt tên cho mình,
đã chẳng có ai dám gọi thẳng tên đó. Bản thân bà cũng không dùng tới nó. Khi
đó, bà đã tự xưng là “trẫm”. Ngay cả cách xưng hô “Võ Tắc Thiên”, bà và những
người khác cũng không dùng tới. Hai chữ “Tắc Thiên” cũng do người con là Trung
Tông Lý Hiển đặt tôn hiệu cho bà khi bà buộc phải dời sang ở cung Thượng Dương,
mọi người luôn xưng là “Tắc Thiên Đại thánh hoàng đế”. Trước khi lâm chung, Võ
Tắc Thiên để lại di chúc, lệnh bỏ đế hiệu, đổi xưng là hoàng hậu. Và, “Tắc
Thiên Đại thánh hoàng hậu”, trở thành thụy hiệu của bà. Có hai cách nói để chỉ
rõ vì sao lại gọi là “Tắc Thiên”. 1. Nói, bà lên ngôi hoàng đế tại “Tắc Thiên
môn” ở mặt nam cửa chính, cung Lạc Dương; 2. Là điển tích trong sách “Luận ngữ”:
“Chỉ có trời là lớn, chỉ có đế Nghiêu bắt chước được trời”. Vì vậy “Tắc Thiên”
là hiệu, không phải là tên của bà.
Để đặt mua sách "Luận anh hùng" - tác giả Dịch Trung Thiên bạn click vào đây hoặc bấm vào mua sách "Luận anh hùng" tác giả Dịch Trung Thiên
Để tải sách "Luận anh hùng" bấm vào đây. hoặc bấm vào tải sách Luận anh hùng tác giả Dịch Trung Thiên.
YÊU SỬ VIỆT sưu tầm và tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét